Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

XÃ ĐA PHƯỚC

Trụ sở : D9/263A ấp 4 xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TPHCMĐiện thoạI : 37781002 Fax : 37780179Diện tích 16.091 km2, dân số 15.810 người trong đó nữ 7.841 người. Mật độ dân số 0,98 người /km2.Phía Đông giáp ranh huyện Nhà BèTây giáp xã Hưng LongNam giáp xã Qui Đức Bắc giáp xã Phong Phú.Trên địa bàn xã hiện có 29 cơ sở sản xuất nhỏ, 242 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 05 cơ quan về Y tế, giáo dục như: Trạm y tế, Trường cấp 2-3 Đa Phước, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, Trường mẫu giáo Ngọc Lan.Tại xã tọa lạc 4 ngôi chùa, 5 đình đền, 1 thánh thất.Quá trình hình thành và phát triển của xãĐịa danh Đa Phước là tên cũ của làng Đa Phước được triều đình Huế đời vua Tự Đức 1862 ban sắc dụ cho lập làng Đa Phước đến đầu thế kỷ 20 xã Đa Phước được thành lập trên cơ sở của làng Đa Phước, làng Phước Cơ, làng Phước Khánh, làng Tân Lạc, làng Tân Liêm. Năm 1954 đến 1975 xã Đa Phước được chia thành 7 ấp, sau 1975 còn lại 5 ấp. Năm 1945 dân số khoảng 2000 chuyên sống bằng nghề nông, không có trụ sở và cũng không có trường tiểu học chỉ có các lớp học đồng ấu mở tại nhà các thầy giáo làng sau 1954 có một trường tiểu học cũng tên Đa Phước. Đường giao thông quốc lộ 50 (trước 1975 gọi là liên tỉnh lộ 50) hệ thống đường làng chủ yếu là đường làng chủ yếu là đường đất đen mặt đường khoảng 2m. Sau 1975 trường tiểu học Đa Phước được đầu tư xây dựng lớn hơn và thành lập trường cấp 2-3 Đa Phước, trường tiểu học được xây dựng thêm nhiều cơ sở ở các ấp, có một trạm y tế chủ yếu khám và phát thuốc các loại bệnh thông thường. 1980 hệ thống điện dân lập được hình thành ở 5 ấp nhưng điện rất yếu chỉ có một số hộ đầu nguồn sử dụng được và cũng chỉ các hộ khá giả mới đủ điều kiện gắn điện kế. Ở giai đoạn này xã cũng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chỉ có vài nhà máy xay lúa và hợp tác xã thương nghiệp rải rác có một số quán nước phục vụ thực phẩm và hàng tiêu dùng hàng ngày cho nhân dân.Năm 1990 xã chủ trương ngăn mặn để tăng năng suất lúa với hệ thống đê bao 12890m đă cải thiện cách đồng phía đông ngập mặn thành cánh đồng sản xuất lúa 2 vụ. Năm 1997 huyện đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã với quy mô tương đối lớn, diện tích 627m2 trên 2900m2 đất. Từ 1998 đến nay chương trình điện khí hóa nông thôn đă phủ kín gần 97% địa bàn xã các hộ dân đều được sử dụng điện sinh hoạt và 90% hộ có phương tiện nghe nhìn và xe gắn máy các loại. Từ năm 1995 chương trình nước sạch của UNICEP đến nay toàn xã đă có giếng khoan phục vụ nước sạch cho nhân dân. Đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp mở rộng mặt bằng 4m trải sỏi đỏ và đá dăm 3027m đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển, trải nhựa tuyến đường Đa Phước và liên ấp 4-5 dài 6040m các tuyến còn lại mặt bằng 3m đều được trải sỏi đỏ. Năm 2004 xã được đầu tư 1 tỉ 800 triệu xây dựng trạm y tế quy mô lớn và xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trân quy mô đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện chương trình XĐGN đến nay cơ bản xã không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo theo chuẩn mới 6.000.000đ/người/năm, xã cơ bản không còn nhà dột nát, một số hộ xây nhà cấp 3, toàn xã 95% nhà ngói và nhà tole. Tuy nhiên số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn rất ít chỉ 7 cơ sở có số công nhân trên 100 còn lại cơ sở nhỏ mang tính gia đình. Bộ mặt Đa Phước nhìn chung đến nay đại bộ phận nhân dân còn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa mạnh. Cho đến nay Đa Phước chưa được đầu tư mộ dự án nào về phát triển kinh tế xã hội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét