Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

XÃ AN PHÚ TÂY

Trụ sở: 999 tổ 8 ấp II xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh.Điện thoại : 37.600.780.Diện tích 5,8 km2, dân số 9.975 người trong đó nữ : 5.188 người. Mật độ: 1.720 người/km2.Phía Đông giáp xã Hưng Long và Phong Phú, ranh phân biệt là Sông Cần Giuộc, Rạch Cầu Già.Phía Tây giáp thị trấn Tân Túc ranh phân biệt là quốc lộ 1APhía Nam giáp xã Tân Quý Tây ranh phân biệt là đường Bờ Huệ, ranh bờ thửa ruộng.Phía Bắc giáp Quận 8, Xã Tân Kiên, ranh phân biệt là Sông Chợ Đệm, rạch Lồng ĐènTrên địa bàn xã có : 158 cơ sở sản xuất nhỏ, 36 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 58 cơ sở ăn uống, 64 cơ sở kinh doanh dịch vụ.Xã có 01 trạm y tế, 01 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh, 01 trường tiểu học An Phú Tây, 01 trường Mẫu giáo Tuổi thơ.Tại xã tọa lạc 02 ngôi chùa : 01 Thánh thất cao đài ấp 2, 01 chùa Pháp Tấn ấp 1.Có 5 đình gồm : Đình Bình Điền – Đình Tân Thủy ấp 1 – Đình Tân Nhiễu ấp 2 – Đình Tân Kiều – Đình Châu Thới ấp 3.Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của xãAn Phú Tây là xã nông thôn đang dần đi lên đô thị hóa, có hơn 2/3 diện tích đất quy hoạch nằm trong khu 2600 ha (được Chính Phủ phê duyệt vào năm 1992) từ đó cơ sở hạ tầng phát triển, đại lộ Nguyễn Văn Linh với 4 làn xe cùng hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đã đưa vào sử dụng, chợ đầu mối Bình Điền đã khởi công xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động, khu tái định cư cố 5 đã thực hiện san lắp mặt bằng, điện khí hóa nông thôn được khép kín, nước sạch sinh hoạt đã đến với nhân dân (ấp 1, 2 và một phần ấp 3) đa số tuyến đường liên ấp, liên tổ được mở rộng và rải sỏi đỏ.Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao, thương mại – dịch vụ tiếp tục được phát triển mạnh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.Được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo huyện – xã đã xây dựng 01 trường THCS Nguyễn Văn Linh, nâng cấp xây mới trường Tiểu học An Phú Tây khá khang trang, đảm bảo cho việc cho việc giảng dạy và học tập của thầy, cô giáo và các em học sinh.Y tế giáo dục được chú trọng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao, được mở rộng nhiều loại hình gắn liền với dân cư.Tình hình chính trị Phạm pháp hình sự – TNXH được chuyển biến tốt, chương trình mục tiêu 3 giảm đạt kết quả cao.Công tác cải cách hành chánh có nhiều chuyển biến tích cực, xã nhiều năm liền đạt công sở văn minh sạch đẹp

XÃ QUI ĐỨC

Trụ sở: B3/24 ấp 2 xã Qui Đức, Huyện Bình ChánhĐiện thoại: 7.790197Qui Đức là một xã vùng xâu nằm cuối cánh nam huyện Bình Chánh. Phía đông giáp xã Tân Kim, phía Tây giáp xã Hưng Long, phía bắc giáp xã Đa Phước, phía nam giáp xã Mỹ Lộc_Cần Giuộc_Long An. Xã có diện tích đất tự nhiên là 646 ha với 1.692 hộ; 8.362 nhân khẩu trong đó : KT1 : 1.413 hộ _7.722 nhân khẩu, KT2 : 110 hộ_319 nhân khẩu, KT3 : 106 hộ _ 321 nhân khẩu.Xã Qui Đức được thành phố và huyện quan tâm nhiều về các công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và nâng cấp, các trường học được đầu tư xây dựng mới, cơ sở vật chất khang trang đạt chuẩn quốc gia, các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện và quan tâm, thể hiện được lòng tin giữa dân đối với Đảng và nhà nước, đây là tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế_văn hoá xã hội_an ninh quốc phòng ở địa phương.Quá trình hình thành và phát triển của xãSau 30/4/1975, chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, hoà cùng niềm vui chung cả nước. Chi _đảng bộ và nhân dân xã Qui Đức bắt tay vào khắc phục hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh; để ổn định đời sống nhân dân theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Đảng và nhà nước đề ra; với mục tiêu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.Vượt qua thời kỳ bao cấp khắc phục khó khăn chồng chất bước sang thời kỳ đổi mới (1996). Từ chi bộ_Đảng bộ ban đầu không hơn 10 đồng chí, đến nay Đảng bộ xã Qui Đức phát triển 45 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí cấp uỷ ban chấp hành đảng bộ và Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh nhiều năm liền; làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị xã nhà và nhân dân luôn đoàn kết gắn bó mật thiết quyết tâm chung lo xây dựng đất nước.Nhân dân xã Qui Đức chuyên nghề nông từ tổng diện tích chỉ canh tác được 1 vụ mùa chính đến những năm 1980 dần dần khai hoang phục hoá trên đồng ruộng, ngày nay nông dân xã Qui Đức phấn đấu trồng trọt 2 vụ lúa với diện tích 405ha/405ha đạt 100%; nông dân còn phấn đấu trồng thêm rau màu đưa lên 50 triệu đồng/ha/năm. Nhân dân xã Qui Đức cơ bản hiện nay đã xoá được hộ nghèo ( năm 2003 ) và không còn hộ đói phấn đấu đạt hộ khá và giàu.Trình độ văn hoá người dân và học sinh từng bước nâng lên rõ rệt, xã Qui Đức hoàn thành phổ cập THCS, phấn đấu hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2007. Các mái trường trước đây đa số là tranh lá, với 2 trường tole lụp xụp. Ngày nay xã đã xây dựng được các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, mái trường nhiều tầng khang trang và sạch đẹp cho các em học; có trên 1.000 học sinh đến trường học tập có những học sinh đạt loại giỏi cấp thành phố và huyện, trên 60 thầy cô đủ chuẩn sư phạm đứng lớp, hàng năm học sinh thi đỗ đạt tỉ lệ từ 80% đến 100%.Trong chiến tranh các con đường giao thông trong xã đều bị gián đoạn, ngày nay có nhiều đường như hương lộ 11, đường Hốc Hưu, đường quốc lộ 50 đã được phủ nhựa. Cầu ông Thìn cùng 6 cây cầu trong xã và các con đập được bê tông hoá. Đường giao thông xã nhà được nâng cấp mở rộng và trải đá mi xanh nên việc vận chuyển hàng hoá và học sinh đến trường được thuận tiện.Về việc thắp sáng, ngày nay các hộ dân không còn đèn dầu loe lét mà đã được lưới điện phủ khắp 95%, mỗi hộ đều được gắn điện kế lưới điện quốc gia.Việc bảo vệ sức khỏe của người dân, xã có trạm y tế được các y bác sĩ tận tình chăm lo, các hộ gia đình chính sách CBCNV, người già trên 90 tuổi và các hộ xoá đói giảm nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế.Được đặc biệt chú trọng quan tâm, hàng năm việc tuyển quân NVQS nhiều năm liền đạt và vượt chỉ tiêu, tổ chức tốt lực lượng DQTV và dân quân tập trung, ổn định tốt an ninh địa phương.Đến thời điểm này xã Qui Đức chăm lo tốt 180 căn nhà tình nghĩa tình thương cho hộ gia đình chính sách và các hộ dân nghèo. Hằng năm các hộ chính sách và hộ dân nghèo đều có quà tặng trong dịp lễ tết nguyên đán, cùng được khám điều trị bệnh miễn phí. Toàn xã Qui Đức 100% hộ dân có nước sạch, tuổi thọ của người dân được nâng cao theo thời gian.Tóm lại xã Qui Đức thuộc xã vùng sâu nên việc phát triển kinh tế chính trị văn hoá xã hội bước di có chậm, nhưng Đảng ủy và khối hệ thống chính trị quyết tâm cao hoàn thành các chỉ tiêu của Đảng và nhà nước giao cho.Nhìn lại các chặng đường đã qua trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp xã nhà, dân và quân xã Qui Đức luôn tự hào về truyền thống yêu nước và lao động sản xuất của mình, quyết tâm tạo ra lương thực và hàng hoá để làm giàu cho gia đình và cộng đồng xã hội; vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

XÃ BÌNH CHÁNH

Trụ Sở : C5/36 đường Trịnh Như Khuê ấp 3, xã Bình ChánhĐiện thoại:Xã Bình Chánh theo tư liệu ít ỏi còn lưu lại là đất phù sa mới đã thuần, cư dân Việt trên đường Nam tiến đã dừng chân khá sớm tại đây. Cuối thế kỷ thứ 18 đến đầu thế kỷ 19 số người định cư ở xã Bình Chánh tăng nhanh, đặc biệt sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước .Cuối thế kỷ 17 chúa Nguyễn lập phủ Gia Định quản lý huyện Phước Long ( thuộc Biên Hoà ) và Tân Bình ( thuộc Sài Gòn từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ ). Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn lập sổ bộ phục vụ cho việc cai trị, đổi huyện Tân Bình thành phủ Tân Bình (gồm hai huyện Bình Dương và Tân Long, xã Bình Chánh nằm trong huyện Tân Long ). Trước năm 1881 xã Bình Chánh thuộc huyện Trung Quận tỉnh Chợ Lớn. Năm 1957 chính quyền Sài Gòn bỏ tỉnh Chợ Lớn; huyện Trung Quận sát nhập vào tỉnh Gia Định và đổi thành quận Bình Chánh. Quận Bình Chánh đặt trụ sở tại xã Bình Chánh. Sau giải phóng theo quyết định của Quốc Hội khoá 6 ngày 02/7/1976 thành lập Thành Phố Hồ Chí Minh, Huyện Bình Chánh là một trong sáu Huyện ngoại thành của Thành Phố. Xã Bình Chánh là một trong 20 xã, thị trấn thuộc Huyện Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003 Huyện Bình Chánh được chia tách địa giới thành hai Huyện, Quận (Bình Chánh và Bình Tân ). Xã Bình Chánh là một trong 16 xã thị trấn của huyện Bình Chánh mới,Trụ sở UBND xã được xây dựng thời pháp thuộc, tọa lạc tại A11/15 ấp 1 nằm dọc theo QL1A. Được sự cho phép của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, UBND Huyện Bình Chánh trụ sở UBND xã Bình Chánh được xây dựng mới hoàn toàn tại địa chỉ C5/36 ấp 3 đường Trịnh Như Khhuê vào năm 1998, trụ sở UBND xã củ ở ấp 1 được giao cho trường mầm non Hoa Mai quản lý .Hiện nay xã Bình Chánh đang được Thành Phố, Huyện hỗ trợ để xây dựng một xã phát triển nông thôn toàn diện theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Dân chủ hoá, Hợp tác hoá, chắc chắn bằng sự cần cù, sáng tạo của người dân địa phương, hiền hòa dễ mến, bằng sự đầu tư của các mạnh thường quân, các nhà doanh nghiệp, các nhà chuyên môn, các nhà khoa học sẽ góp phần biến đổi bộ mặt địa phương nhiều khởi sắc hơn và giàu đẹp hơn

XÃ BÌNH HƯNG

Trụ sở: A10/26A ấp 2 Khu dân cư Xã Bình Hưng, Huyện Bình ChánhĐiện thoại: 9810015Diện tích 13,742Km2, dân số 43.426 người trong đó nữ 20.284 người. Mật độ: 3.177 người/km2.Phía Đông giáp Quận 7, Nhà Bè ranh phân biệt là Sông Ông Lớn, Rạch Cây Khô.Phía Tây và Phía Nam giáp xã Phong Phú ranh phân biệt là Rạch Su và rạch Bà LàoPhía Bắc giáp Quận 8 ranh phân biệt là đường kinh không tên – Rạch Bồ Đề – Kinh không tên – Rạch Hố Sen – Rạch Ông Bé và Kinh Xáng.Trên địa bàn Xã có: 269 cơ sở sản xuất TTCN, 56 công ty TNHH, 03 công ty cổ phần, 07 doanh nghiệp, 309 TMDV. Ngoài ra còn có: 01 Trạm Y tế – Trường Bình Hưng 1 có 01 điểm chính và 01 điểm phụ - Trường Bình Hưng 2 có 01 điểm chính và 01 điểm phụ ở ấp 3, Trường Bình Hưng ấp 4. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình. Nhà mẫu giáo nhà trẻ Thuỷ Tiên, 01 trường mầm non ngoài công lập Ánh Dương.Tại xã hiện có 05 ngôi chùa gồm chùa Linh Sơn Cổ Tự, Pháp Viên, Thiên Trì, An Hoà Tự, Bình An.Có 5 ngôi đình gồm đình Bình Đăng, Bình Lộc, Phong Thuận, Quang Phục, Khánh BìnhQuá trình hình thành và phát triển của xãBình Hưng là Xã có vị trí hình cánh cung phía Đông Nam Sài Gòn, nằm cạnh Liên Tỉnh 50 ( Nay là quốc lộ 50) cửa ngõ ra vào Thành Phố Hồ Chí Minh, về đồng bằng Miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất có nhiều địa danh Bình Đăng, Bình Xuyên, Bình Lộc, Chánh Hưng … Vùng đất đã được xác lập rất sớm từ thế kỷ XVII đến nay đã hơn 300 năm; với truyền thống văn hoá dân tộc hình thành con người Bình Hưng ( Bình Đăng – Chánh Hưng ) với tinh thần yêu nước nồng nàn góp phần tạo nên những trang sử vẻ vang ở vùng đất cửa ngõ Đông Nam Chợ Lớn –Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay.Ngày nay Bình Đăng – Chánh Hưng đã một phần xác nhập vào nội đô và Bình Hưng cũng đã một phần đô thị hoá với tuyến đường Nguyễn Văn Linh mở rộng… Bình Hưng là một trong bốn Xã cánh Nam Huyện Bình Chánh, là cửa ngõ giáp ranh nội thành Quận 8 có diện tích tự nhiên 1374ha đang trong quá trình đô thị hoá diện tích quy hoạch là 1081ha với 47 dự án đã và đang triển khai thực hiện. Địa bàn Xã Bình Hưng gồm có 5 ấp và 131 tổ nhân dân

XÃ BÌNH LỢI

Trụ sở : C4/125 ấp 3 xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TPHCM.Điện thoại : 8773300Diện tích : 19,070 km2, dân số 7232 người trong đó nữ 3556 người. Mật độ 144 người/ km2Phía Đông giáp xã Lê Minh Xuân ranh phân biệt là kênh Xáng dọc, kênh Xáng ngang.Phía Tây giáp : Đức Hòa, Long An ranh phân biệt là Kênh xáng nhỏ Phía Nam giáp Tân Nhựt ranh phân biệt kênh bà TỵBắc giáp Phạm Văn Hai ranh phân biệt Tỉnh lộ 10Trên địa bàn xã hiện có 31 cơ sở sản xuất nhỏ, 241 cơ sở thương mại và dịch vụ. Ngoài ra còn có các cơ quan y tế, giáo dục nhu : 01 trạm y tế, 01 trường THCS, 03 trường tiểu học, 01 trường mẩu giáo.Tại xã hiện có 1 ngôi chùa (Pháp Thành), 1 đình Gò XoàiQuá trình hình thành và phát triển của xã Cuối thế kỷ thứ 19 Bình lợi còn là vùng đất hoang sơ, hiểm trở, vắng dấu chân người, chỉ có cỏ dại, tràm chồi mọc um tùm ven các kênh rạch tự nhiên trong các đầm lầy, có cả những thú hoang dã sống trên mảnh đất ngập nước phèn chua mặn, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã bao lần đổi thay địa danh và địa giới hành chính như từ Tân Hoà, Đức Hòa Hạ, Thạnh Đức, đến Tân Bình, Tân Lợi rồi Bình Lợi.Từ nghững năm đầu thế kỷ 20 thực dân pháp đẩy mạnh quy mô và tốc độ khai thác thuộc địa để bù đắp cho những phí tổn của chiến tranh thế giới thứ nhất, diện mạo của vùng đất này bắt đầu thay đổi, các nhà sản xuất đầu tư vào đây bằng việc thầu bao chiếm đất đai, mở đường giao thông và đào một số kênh rạch để thuận tiện cho việc lưu chuyển hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là thơm và khoai mì. Tên Vườn Thơm chỉ chính thức bắt đầu khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 03/02/1930, đây là khu căn cứ địa cách mạng quan trọng nằm vị trí trung tâm của căn cứ kháng chiến nổi tiếng ở ngoại vi Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Qua nhiều thăng trầm lịch sử và sắp xếp địa giới hành chính cho phù hợp với qui mô sản xuất và mật độ dân cư tên gọi Bình Lợi có từ năm 1975, Bình Lợi được sát nhập từ hai xã Tân Bình và Tân Lợi, hai năm sau 1977 Bình Lợi được chia thành ba xã mới : Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai.Sau giải phóng 1975 người dân bắt tay vào khôi phục cải tạo vùng đất đã bị chiến tranh tàn phá, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành Phố, Huyện bằng việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản như: 100% các ấp đều có điện thắp sáng, xoá 100% cầu khỉ trên kênh rạch; Hầu hết các đường giao thông đều được rải sỏi, đặc biệt là tuyến đường Vườn thơm đã được nhựa hoá, đây là tuyến đường huyết mạch của xã. Trường trạm đã cơ bản hoàn thành làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Trong những năm trở lại đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình VAC đã mang lại hiệu quả làm thay đổi đời sống của người dân xã Bình Lợi, như mô hình nuôi cá, trồng dứa…Tóm lại, để có những thành quả đó phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũnh như sự nỗ lực không ngừng của CBCNV xã và người dân Bình Lợi, xã Bình Lợi chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển KT_XH đưa xã nhà ngày một đi lên theo xu thế chung

XÃ ĐA PHƯỚC

Trụ sở : D9/263A ấp 4 xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TPHCMĐiện thoạI : 37781002 Fax : 37780179Diện tích 16.091 km2, dân số 15.810 người trong đó nữ 7.841 người. Mật độ dân số 0,98 người /km2.Phía Đông giáp ranh huyện Nhà BèTây giáp xã Hưng LongNam giáp xã Qui Đức Bắc giáp xã Phong Phú.Trên địa bàn xã hiện có 29 cơ sở sản xuất nhỏ, 242 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 05 cơ quan về Y tế, giáo dục như: Trạm y tế, Trường cấp 2-3 Đa Phước, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, Trường mẫu giáo Ngọc Lan.Tại xã tọa lạc 4 ngôi chùa, 5 đình đền, 1 thánh thất.Quá trình hình thành và phát triển của xãĐịa danh Đa Phước là tên cũ của làng Đa Phước được triều đình Huế đời vua Tự Đức 1862 ban sắc dụ cho lập làng Đa Phước đến đầu thế kỷ 20 xã Đa Phước được thành lập trên cơ sở của làng Đa Phước, làng Phước Cơ, làng Phước Khánh, làng Tân Lạc, làng Tân Liêm. Năm 1954 đến 1975 xã Đa Phước được chia thành 7 ấp, sau 1975 còn lại 5 ấp. Năm 1945 dân số khoảng 2000 chuyên sống bằng nghề nông, không có trụ sở và cũng không có trường tiểu học chỉ có các lớp học đồng ấu mở tại nhà các thầy giáo làng sau 1954 có một trường tiểu học cũng tên Đa Phước. Đường giao thông quốc lộ 50 (trước 1975 gọi là liên tỉnh lộ 50) hệ thống đường làng chủ yếu là đường làng chủ yếu là đường đất đen mặt đường khoảng 2m. Sau 1975 trường tiểu học Đa Phước được đầu tư xây dựng lớn hơn và thành lập trường cấp 2-3 Đa Phước, trường tiểu học được xây dựng thêm nhiều cơ sở ở các ấp, có một trạm y tế chủ yếu khám và phát thuốc các loại bệnh thông thường. 1980 hệ thống điện dân lập được hình thành ở 5 ấp nhưng điện rất yếu chỉ có một số hộ đầu nguồn sử dụng được và cũng chỉ các hộ khá giả mới đủ điều kiện gắn điện kế. Ở giai đoạn này xã cũng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chỉ có vài nhà máy xay lúa và hợp tác xã thương nghiệp rải rác có một số quán nước phục vụ thực phẩm và hàng tiêu dùng hàng ngày cho nhân dân.Năm 1990 xã chủ trương ngăn mặn để tăng năng suất lúa với hệ thống đê bao 12890m đă cải thiện cách đồng phía đông ngập mặn thành cánh đồng sản xuất lúa 2 vụ. Năm 1997 huyện đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã với quy mô tương đối lớn, diện tích 627m2 trên 2900m2 đất. Từ 1998 đến nay chương trình điện khí hóa nông thôn đă phủ kín gần 97% địa bàn xã các hộ dân đều được sử dụng điện sinh hoạt và 90% hộ có phương tiện nghe nhìn và xe gắn máy các loại. Từ năm 1995 chương trình nước sạch của UNICEP đến nay toàn xã đă có giếng khoan phục vụ nước sạch cho nhân dân. Đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp mở rộng mặt bằng 4m trải sỏi đỏ và đá dăm 3027m đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển, trải nhựa tuyến đường Đa Phước và liên ấp 4-5 dài 6040m các tuyến còn lại mặt bằng 3m đều được trải sỏi đỏ. Năm 2004 xã được đầu tư 1 tỉ 800 triệu xây dựng trạm y tế quy mô lớn và xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trân quy mô đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện chương trình XĐGN đến nay cơ bản xã không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo theo chuẩn mới 6.000.000đ/người/năm, xã cơ bản không còn nhà dột nát, một số hộ xây nhà cấp 3, toàn xã 95% nhà ngói và nhà tole. Tuy nhiên số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn rất ít chỉ 7 cơ sở có số công nhân trên 100 còn lại cơ sở nhỏ mang tính gia đình. Bộ mặt Đa Phước nhìn chung đến nay đại bộ phận nhân dân còn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa mạnh. Cho đến nay Đa Phước chưa được đầu tư mộ dự án nào về phát triển kinh tế xã hội.

XÃ HƯNG LONG

rụ sở: C1/30 ấp 3 xã Hưng Long huyện Bình Chánh.Điện thoại : 7691060Diện tích 1301 ha, dân số 14270 người. Mật độ dân số 911 người/km2Phía Đông giáp ranh xã Qui Đức, Đa Phước ranh phân biệt là rạch ông Đội và sông Cần Giuộc.Phía Tây giáp xã Tân Quý Tây, An Phú Tây ranh phân biệt là đê bao Rạch Già Phía Nam giáp tỉnh Long An ranh phân biệt là cột mốc địa giới hành chính.Phía Bắc giáp sông Cần Giuộc.Xã 57 cơ sở sản xuất, 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ.Ngoài ra còn có 02 giếng nước công nghiệp.Trên địa bàn xã có có 1 trạm y tế xã, 1 trường trung học cơ sở, 5 trường tiểu học, 7 trường mẫu giáo Tại xã tọa lạc 08 ngôi chùa gồm chùa Pháp Hải, Pháp Liên, Phổ Quang, Pháp Chơn, Pháp Vương, Phổ Minh, Pháp Hoằng, Long Phước.Tọa lạc 4 ngôi đình gồm Bình Giao, Tân Liễu, Đình Chánh, Hậu Mỹ.Quá trình hình thành và phát triển của xãNằm ở vị trí cánh Tây Nam Thành phố và phía Nam huyện Bình Chánh, xã Hưng Long vốn giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Theo Đảng từ những năm 1930 dưới sự dẫn dắt tài tình của Đảng liên tục trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh ác liệt huy sinh, thử thách, xã Hưng Long đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Là địa bàn giáp danh then chốt giữa lực lượng ta và địch Hưng Long là bàn đạp, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng Cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè và Đông Nam Long An từ đó tiến công vào đầu não địch Sài Gòn. Với những trận tập kích mang dấu ấn lịch sử như trên tập kích chiến lược xuân Mậu Thân (1968 ). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Hưng Long là nơi tập kết cho các đơn vị đại quân ta từ đây làm “Mũi kiếm xuyên thẳng vào yết hầu của kẻ thù ” .Là địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng trải qua 2 thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng CSVN quân và dân xã Hưng Long cùng với lực lượng cách mạng đứng trên địa bàn xã đã anh hùng chiến đấu lập nhiều chiến công oanh liệt với những trận đánh đi vào lịch sử truyền thống đấu tranh của địa phương như trận Rạch Già (1948) những trận chiến khu vực sông quán cơm trạm xá tiến phương (ấp 1). Với những thành tích đó năm 1994 quân và dân xã Hưng Long đã vinh dự được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.Sau giải phóng Đảng bộ chính quyền địa phương, nhân dân xã Hưng Long phát huy truyền thống yêu nước bắt tay vào lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp với những công trình điện, đường, trường, trạm được nâng cấp xây mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên một bước rõ rệt. Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực chủ động tham gia vào các phong trào xây dựng quê hương với tinh thần làm chủ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” đã và đang đi vào cuộc sống

XÃ LÊ MINH XUÂN

Trụ sở : F2/33 ấp 6 xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.Điện Thoại : 37.661.302 Diện tích : 3508 ha, dân số 22.919 người trong đó nữ 14126 người. Mật độ dân số 0,15 người/km2Phía Đông giáp xã Tân Nhựt và quận Bình Tân ranh phân biệt là kênh CPhía Tây giáp xã Bình Lợi ranh phân biệt là kênh An HạPhía Nam giáp xã Bình Lợi ranh phân biệt là kênh chợ ĐệmPhía Bắc giáp xã Phạm Văn Hai ranh phân biệt là tỉnh lộ 10Trên địa bàn xã Lê Minh Xuân có 126 cơ sở sản xuất nhỏ, 33 cơ sở sản xuất kinh doanh thương nghiệp, 44 cơ sở kinh doanh ăn uống. Ngoài ra còn có 02 cơ quan y tế_giáo dục như : Bệnh viện Tâm Thần Lê Minh Xuân, Trạm y tế xã. 01 khu văn hoá : Khu văn hoá Láng Le.Quá trình hình thành và phát triển của xã Xã Lê Minh Xuân được thành lập từ năm 1977, sau khi hình thành Nông Trường quốc doanh Lê Minh Xuân do đất đai được tách ra từ 03 xã: Tân Tạo, Tân Nhựt, Bình Lợi thuộc huyện Bình Chánh.Cư dân của xã 2/3 là dân nghèo từ các quận nội thành giản dân đi xây dựng kinh tế mới theo chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, và một số cư dân địa phương trở về đất cũ sau 30/04/1975.Toàn xã có diện tích là: 3508 ha (bao gồm đất sản xuất của hai Nông Trường Lê Minh Xuân và Láng Le). Đã được chia thành 07 ấp, dân cư sống dọc theo tuyến kênh: An Hạ, kênh Xáng ngang, Kênh A,B,C. Theo số liệu điều tra dân số thời điểm 0101/2004 dân số toàn xã hiện nay là : 22,919 người trong đó nữ 14,126 người.Sau thời gian hình thành và phát triển, hiện nay tất cả các tuyến đường trong xã đã được trải sỏi đỏ, 04 tuyến đường đã được trải nhựa gồm: Đường Mai Bá Hương, Kênh A (ấp 4), Đường Láng le Bàu cò và đường Trần Đại Nghĩa (Khu CN Lê Minh Xuân).Điện khí hoá đã được triển khai thực hiện ở tất cả khu dân dân cư 7 ấp. Nước sinh hoạt đã được nhà nước đầu tư khoan 03 giếng công nghiệp phục vụ cho các Cụm dân cư 1, 2, 3, 4, 5. Một phần dân ấp 7 (đường láng le Bàu cò) được sử dụng nước máy theo đường nước dẫn vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân, số còn lại sử dụng giếng khoan lẻ phục vụ từng cụm dân cư của UNICEF.Trường Tiểu học có : 03 trường (Trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia)Trung học cơ sở có : 02 trường.Trung học phổ thông có một trường đạt chuẩn quốc giaHệ thống chữa bệnh: có một trạm y tế (chuẩn quốc gia) đang dược hỗ trợ xây dựng, và 01 bệnh viện tâm thần Lê Minh Xuân

XÃ PHẠM VĂN HAI

Trụ sở: 2A40 ấp 2 xã Phạm Văn Hai huyện Bình ChánhĐiện thoại: 08.7661.220Diện tích : 27,45 km2 (2.745 ha), Dân số : 17.017 người, trong đó nữ : 8.302 người. Mật độ: 620 người/km2.Phía Đông giáp ranh xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh và Tân Tạo, Bình Tân ranh phân biệtl à cột mốc ranh 364.Tây giáp xã Bình Lợi huyện Bình Chánh, xã Đức Hoà Hạ – Đức Hoà Đông huyện Đức Hoà, ranh phân biệt là cột mốc ranh 364.Nam giáp xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh và phường Tân Tạo quận Bình Tân ranh phân biệt là cột mốc ranh 364 + kênh ranh.Bắc giáp xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam huyện Đức Hoà, Xuân Thới Thượng huyện Hốc Môn ranh phân biệt: cột mốc ranh 364 + kênh ranh.Trên địa bàn xã có 02 chợ (Bà Lát và Cầu Xáng), 78 cơ sở sản xuất nhỏ, 84 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 34 cơ sở kinh doanh ăn uống, 10 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 06 cơ quan về y tế – giáo dục như : 01 Phòng khám đa khoa khu vực II; 01 Trạm y tế xã; 01 trường mẫu giáo (Quỳnh Hương); 02 trường tiểu học (Phạm Văn Hai và An Hạ) ; 01 trường THCS (Phạm Văn Hai).Tại xã toạ lạc 01 ngôi chùa (Liên Hoa), 01 nhà nguyện Tin lành và 01 nhà thờ Ninh Phát.Quá trình hình thành và phát triển của xãXã Phạm Văn Hai mang tên anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Hai được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai phần đất của 02 xã Tân Tạo và Vĩnh Lộc cùng thuộc huyện Bình Chánh. Nông trường Phạm Văn Hai được thành lập vào năm 1976 và nông trường An Hạ thành lập năm 1980, đất nông nghiệp của xã do 02 nông trường này quản lý. Vào năm 1990, Nông trường An Hạ xác nhập vào nông trường Phạm Văn Hai .Phần đông cư dân xã Phạm Văn Hai đến đây sau năm 1975 từ nhiều địa phương khác, theo chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới của Nhà nước và chính sách giản dân của Thành phố, có một phần ít dân thuộc 02 xã Tân Tạo và Vĩnh Lộc đã định cư từ trước.Xã Phạm Văn Hai hiện nay có 4.042 hộ với 17.017 nhân khẩu, chia thành 07 ấp, có diện tích tự nhiên 2.745 ha, là vùng đất nằm về phía Tây Bắc của huyện Bình Chánh, trên địa bàn xã có hệ thống giao thông thủy, bộ như: kênh An Hạ, 02 đường An Hạ và Thanh Niên, đường Tỉnh Lộ 10, đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80).Kết cấu đất là vùng đất bưng bị nhiễm phèn, mặn nên chỉ phù hợp với một số cây trồng như: cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và các loại cây ăn quả khác. Hoạt động kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm 12% hộ, phần còn lại là hoạt động kinh tế tiểu thủ công nghiệp chiếm 6%, thương nghiệp dịch vụ là 18% hộ, hộ làm các nghề khác 64%. Nhìn chung , đời sống của nhân dân xã Phạm Văn Hai còn nhiều khó khăn, mức sống thu nhập thấp.Phạm Văn Hai vốn là xã kinh tế mới, qui tập dân nghèo từ nhiều địa phương khác đến lập nghiệp. Nhân dân luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Người dân mong muốn xây dựng vùng đất này thành một vùng đất tốt, phát triển, đạt thành tựu ở các lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, xã hội . . .

XÃ PHONG PHÚ

Trụ sở : D11/314 đường Trịnh Quang Nghị, xã Phong Phú Huyện Bình ChánhĐiện thoại : 8757321Diện tích 18.680 km2, dân số 15.718 người trong đó nữ 8.257 người. Mật độ dân số 841 người/km2Phía Đông giáp Xã Phước Lộc, Xã Nhơn Đức (Huyện Nhà Bè )ranh phân biệt là Sông Rạch LàoPhía Nam giáp xã Hưng Long và quận 8 ranh phân biệt là sông Cần GiuộcPhía Bắc giáp xã Bình Hưng ranh phân biệt là bờ ranh thửa theo bản đồ 364Phía Bắc giáp xã Bình Hưng ranh phân biệt là sông Rạch LàoTrên địa bàn xã có 98 cơ sở sản xuất nhỏ, 42 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 29 cơ sở kinh doang ăn uống, 28 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra có 05 cơ quan về Y tế – Giáo dục như: Trạm Y tế, Trường cấp I, Trường cấp II, Trường Mẫu giáo, Trường khuyết tậtTại xã tọa lạc 5 ngôi chùa và 1 tịnh xá gồm Chùa Từ Lâm, Chùa Ngọc Phước, Chùa Phổ Ân, Chùa Long Sơn, Chùa Thiện Phước và Tịnh xá Ngọc An Có 4 đình đền gồm Đình Phú Lạc, Đình Tân Thi, Đình Tân Liêm, Đình Chánh An PhúQuá trình hình thành và phát triển của xãXã Phong Phú thuộc cánh Nam Huyện Bình Chánh khi tiếp quản từ 2 xã An Phú và Phong Đước. Năm 1977 sát nhập thành xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Diện tích tự nhiên 1.868 ha với 2.682 nhân khẩu, nhân dân sống ở 05 ấp và tập trung ở 02 trục lộ chính là Quốc lộ 50 và đường Trịnh Quang Nghị. Đa số sống bằng nghề nông, năng suất bấp bênh, ảnh hưởng nặng bởi triều cường và thiên nhiên. Mộ số khác, làm nghề buôn bán, dịch vụ...Xã không có ngành nghề truyền thống; địa hình có nhiều sông rạch, đường đi vào xóm ấp có nơi không có, phải đi lại bằng ghe xuồng như xóm Gò ấp 1 và khu Tân Thị ấp 5 nên đời sống người dân khó khăn, vất vả. Đặc biệt, xã có khu vực Hố Bần ấp 4, nơi đây địa hình khá hiểm trở nên được chọn làm khu căn cứ hoạt động Cách mạng trong thời chiến.Được sự quan tâm của Thành phố, định hướng để phát triển vùng kinh tế Nam Sài Gòn, xã được quy hoạch, đô thị hóa có tuyến đường Nguyễn Văn Linh, dọc bên đường có các dự án đầu tư. Hiện nay toàn xã có 46 dự án đã và đang triển khai 12/46DA- đượcđa số bà con hợp tác. Diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm dần. Lãnh đạo của Thành phố, Huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: xây dựng mới UBND xã, mở rộng đường Tân Liêm, nâng cấp đường Trịnh Quang Nghị , làm mới và sửa chữa hệ thống thủy lợi.Về giáo dục : Trường Trung học, Tiểu học cũng được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn quốc gia, trường Mẫu giáo, trường khuyết tật của Huyện đặt trên địa bàn xã. Ngoài ra, xã còn chủ động mở 2 đường Xương cá ấp 1 và đường điện Xóm Gò với phương thức vận động toàn dân hiến đất. Điện nước sinh hoạt, nước sạch, nhà vệ sinh tự hủy cũng được đầu tư cho mượn tiền trả góp không thu nhập ổn định cũng được tặng nhà tình nghĩa, tình thương.Chương trình XĐGN , quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng NN&PTNT… hỗ trợ vốn để chăn nuôi, sản xuất, buôn bán. Còn được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong nông nghệip nên đời sống người dân từng bước được nâng cao. Đặc biệt phong trào “TDĐK XDĐSVH” được phát động rộng khắp, Hiện nay, Xã đã có 02 ấp được công nhận ấp văn hóa (3, 5). Đã ra mắt ấp văn hóa ấp 2, gia đình văn hóa, gương người tốt việc tốt cũng tăng theo hằng năm. Ngoài việc phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh đó còn vận động thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Luôn luôn giữ vững, ổn định tình hình ANCT-TTATXH.Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên

XÃ TÂN NHỰT

Trụ sở: B12/234 ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình ChánhĐiện thoại: 8.859306Xã Tân Nhựt cũng như bao làng xã khác của vùng đất Đồng Nai – Gia Định xưa, xã Tân Nhựt có từ lâu đời trong lịch sử, được hình thành gắn liền với quá trình khai khẩn đất hoang của cha ông. Tân Nhựt nằm về phía Tây Nam của Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh; phía Bắc giáp xã Tân Tạo và Nông trường Lê Minh Xuân; phía Tây giáp với các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi; phía Nam giáp với Thị trấn Tân Túc; phía Đông giáp với xã Tân Kiên; xã được chia thành 05 ấp với 74 tổ nhân dân, có diện tích đất tự nhiên là 2346,5ha, trong đó đất nông nghiệp là 1923,6ha, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông; hiện có 4197 hộ với 16361 nhân khẩu.Quá trình hình thành và phát triển của xãTrong 02 cuộc kháng chiến để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, cán bộ Đảng viên nhân dân Tân Nhựt đã đổ biết bao xương máu, đã lập được nhiều chiến công to lớn góp phần thắng lợi vào công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. Xã hiện có 21 Mẹ Việt Nam Anh Hùng; 353 liệt sĩ; 64 diện có công cách mạng. Để ghi nhận những công lao to lớn đó, được Đảng và Nhà nước phong tặng xã Tân Nhựt “ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN” vào ngày 06 tháng 11 năm 1978. Khi Đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả tàn khóc của chiến tranh để lại, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, hệ thống điện không có, giao thông chủ yếu bằng đường sông. Tuy nhiên với tinh thần cần cù, chịu khó nhân dân Tân Nhựt đã ra sức cùng Đảng bộ, Chính quyền xây dựng lại hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng xã hội mới. Sau 30 năm thống nhất Đất nước, bộ mặt của xã Tân Nhựt đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được một số kết quả về kinh tế – văn hóa xã hội – an ninh quốc phòng như:Hệ thống đường giao thông được đầu tư khá hoàn chỉnh với hơn 40Km đường được nhựa hóa và hàng chục con đường liên xóm liên ấp được trải sỏi đỏ phục vụ tốt cho việc đi lại của nhân dân; 100% nhân dân có điện sinh hoạt; 90% nhân dân có nước sạch sinh hoạt được truyền tải từ 03 giếng công nghiệp và 350 giếng Unifec; 95% các cầu đều được bêtông hóa thay cầu cây; hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp với 01 năm 02 vụ, bình quân năng suất là 4,2tấn/ha; thực hiện mô hình V.A.C đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân. Song song đó, xã có khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện có 350 công ty xí nghiệp, cơ sở đang hoạt động đã giải quyết cho hàng ngàn lao động của địa phương và từ các tỉnh, thành khác đến làm việc.Hệ thống trường lớp với cơ sở vật chất khá khang trang, sạch đẹp, hiện có 02 trường tiểu học với 1976 học sinh; 01 trường mẩu giáo với 76 học sinh và hiện nay đang duy trì 03 lớp phổ cập giáo dục với 78 học sinh đang theo học, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quyết tâm hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2007. Hệ thống y tế được đầu tư sửa chữa lại với 05 giường bệnh, 04 Y sĩ, 01 Y tá phục vụ nhân dân cả ngày lẫn đêm. Về hoạt động văn hóa thể dục thể thao nhiều năm gần đây được phát triển mạnh mẽ xã có 02 ấp được Thành phố công nhân là ấp văn hóa, 02 ấp tiếp tục đăng ký là ấp văn hóa và 01 ấp tiên tiến.An ninh chính trị luôn được giữ vững, tỷ lệ khám phá án qua hàng năm đều tăng, tệ nạn xã hội ngày càng giảm nhất là ma tuý và mại dâm. Công tác tuyển quân nhiều năm liền đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.Nhìn chung, sau 30 năm thống nhất Đất nước, xã Tân Nhựt đã tạo dựng nên một xã hội mới, một cuộc sống mới với nhiều thành tựu to lớn, góp phần cùng nhân dân cả nước vững bước tiến lên xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, xây dựng một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

XÃ TÂN QUÝ TÂY

Trụ sở : 7/2 ấp 2 xã Tân Quý Tây, Huyện Bình Chánh, TPHCM.Điện thoại : 38.758.558Xã có tổng diện tích 835 ha, dân số 13.680 người với số hộ 850 hộ.Dân số : 13.680 người, trong đó nữ : 7.076 người, mật độ dân cư 1.639 người/km2.Phía Đông giáp ranh xã Hưng Long, phía Tây giáp ranh xã Bình Chánh, phía Nam giáp ranh tỉnh Long An, phía Bắc giáp ranh xã An Phú Tây-xã Tân Túc.Trên địa bàn xã có 412 cơ sở sản xuất nhỏ, 12 cơ sở kinh doanh thương mại, 22 cơ sở kinh doanh ăn uống , 253 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 01 trạm Y Tế và 5 trường học.Tại xã có 6 ngôi chùa và am, 4 đình.Quá trình hình thành và phát triển của xãTân Quý Tây là một xã vùng ven thuộc Huyện Bình Chánh, có mât độ dân cư thưa thớt, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể kể từ sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng xã Tân Quý Tây có những chuyển biến rõ nét, đời sống nhân dân ngày càng đi lên, mọi người đều có công ăn việc làm ổn định, không có nạn thất nghiệp và cũng không còn hộ thiếu đói, mọi người biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, trao đổi học tập áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đạt sản lượng ngày càng cao.Quá trình phát triển nhờ chính sách đổi mới của Đảng, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển nhờ sự đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cũng có một số chuyển đổi ngành nghề Thương Mại, dịch vụ Kinh Tế có chiều hướng phát triển mạnh.Ba mươi năm xây dựng và phát triển xã Tân Quý Tây đạt nhiều thành tựu lớn lao như : xây dựng đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu về tinh thần điển hình xã cũng có được Ấp Văn Hóa Thành Phố công nhận 06 năm liền (Ấp Văn Hóa ấp 4), 03 ấp xuất sắc nhiều năm liền (ấp 1, ấp 2, ấp 3), xã cũng thành lập được vùng rau an toàn hơn 50 ha, mới đây được Thành Phố công nhận xã là vùng rau an toàn của Thành Phố.Tạo niềm tin của người dân đối với Đảng qua thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở thực hiện đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để giải quyết kịp thời như vậy mới đúng là chính quyền “ Của dân do dân và vì dân”

THỊ TRẤN TÂN TÚC

Thị Trấn Tân Túc Trụ sở : B2/36 đường Nguyễn Hữu Trí.Điện thoại : 7602.777Diện tích 856,41 ha, dân số 14.730 người, trong đó nữ : 7.555 người. Mật độ dân số : 17,2người/haPhía Đông giáp ranh xã An Phú Tây, ranh phân biệt quốc lộ 1A.Phía Tây giáp xã Mỹ Yên (Huyện Bến Lức, Long An), ranh phân biệt Rạch Ông Cốm .Nam giáp xã Bình Chánh ranh Phân biệt rạch Ông Đồ, Tua Bể, quốc lộ 1A.Bắc Giáp xã Tân Nhựt,Tân Kiên ranh phân biệt sông chợ Đệm.Trên địa bàn thị trấn Tân Túc có 738 cơ sở công thương nghiệp, trong đó có 85 cơ sở sản xuất nhỏ, 19 cơ sở sản xuất lớn, 32 cơ sở kinh doanh thương nghiệp dịch vụ, 3 trường mẫu giáo (tại khu phố 2,3,4), 4 trường tiểu học (tại khu phố 1,2,3,4), 1 trường trung học tại khu phố 1.Tại thị trấn tọa lạc 5 ngôi chùa gồm: chùa Phước An, Thạnh Phước, Pháp Liên, Chùa Tam Bửu, Long Khánh; 3 tịnh thất gồm: TT Huệ Minh, Tân Túc, Liên Hoa, Phước Thọ Tự; 6 đình đền gồm : Tân Túc, Thanh Hòa, Bào Môn, Tân Tảo, Đại Thanh ,Tân Hồ.Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của thị trấnXã Tân Túc nằm trên địa bàn Tây nam Bình Chánh, thuộc khu vực phù sa có nhiều sông rạch tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tân Túc có cá địa danh lịch sử như Chợ Đệm, nơi thu mua bao hàng và đệm của nhiều làng trong khu vực và các tỉnh miền tây đưa về bán cho các nơi; đình Tân Túc là ngôi đình truyền thống lâu đời, đã gắn chặt với nhân dân khu vực chợ Đệ̣m, được nhà nước công nhận di tích văn hoá cách mạng, di tích lịch sử của Thành phố.Các tuyến giao thông quan trọng có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế gồm: đường bộ quốc lộ 1A, đường thủy sông chợ Đệm, ngoài ra còn có hương lộ 8 và hương lộ 9 nối liền quốc lộ 1A, cầu chợ Đệm với nhiều tuyến lộ liên ấp thuận lợi cho đi lại và sản xuất, giao lưu mua bán, là của ngõ vào Thành phố.Cùng với nhân dân cả nước, sau chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vào ngày 30/04/1975, nhân dân Tân Túc bắt tay vào nhiệm vụ mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết lại xã nhằm xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, cuộc sống mà nhân dân làm chủ đất nước, sống trong hoà bình độc lập tự do.Kết quả của quá trình đó, Tân Túc từ chỗ tỉ lệ con em mù chữ cao, đường xá đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhân dân đói nghèo….Trải qua 30 năm xây dựng và đổi mới, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh có những chuyển biến quan trọng. Đến nay Tân Túc đã trở thành thị trấn, nhiều trường lớp được xây dựng, đã hoàn thành phổ cập tiểu học, đang phấn đấu đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập trung học.. Nhiều con đường lớn nhỏ đã được xây dựng thuận tiện cho lưu thông, góp phần cải thiện đáng kể tăng trưởng kinh tế địa phương, đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao hơnTân Túc là thị trấn của huyện, là trung tâm huyện lỵ, nơi tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều và sẽ là nơi dẫn đầu trong tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hoá và hiện đại hóa toàn huyện

XÃ VĨNH LỘC A

Trụ sở: HĐND - UBND xã Vĩnh Lộc A
Điện thoại: 7650520 – 7650701 – 7650702
Diện tích 19,78 km2 , dân số 23.706 người trong đó nữ 12.934 người. Mật độ: 1.201,8 người/km2.
Phía Đông giáp Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân ranh phân biệt là đường Vinh Lộc
Phía Tây giáp xã Phạm Văn Hai ranh phân biệt là kinh liên vùng
Phía Nam giáp xã Vinh Lộc B ranh phân biệt là đường Vinh Lộc
Phía Bắc giáp với Huyện Hốc Môn ranh phân biệt là Rạch Cầu Sa
Trên địa bàn xã có 284 cơ sở kinh doanh sản xuất. Trong đó có 89 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 53 doanh nghiệp tư nhân, 142 cơ sở ăn uống, dịch vụ nhà cho thuê.
Ngoài ra có 02 trường cấp II; 03 trường cấp I; 02 trường trường mẫu giáo (01 trường dân lập); 01 trạm y tế.
Tại xã có 07 họ Tộc; 01 đình: Đình Xuân Hòa.
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển xã:
Năm 1986 Xã Vĩnh Lộc A được chia tách từ xã Vĩnh Lộc, nằm ở phía Bắc của huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 18 km về phía Tây Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.978ha, dân số là 12.908 người. Đời sống chủ yếu của người dân nơi đây là trồng lúa nước, rau màu các loại và chăn nuôi. Trước năm 1954 xã Vĩnh lộc A thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Vùng đất này được hình thành cách đây gần 3 thế kỷ, do lưu dân các nơi về đây khai hoang lập nghiệp. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân xã Vĩnh Lộc A phải chịu nhiều đau thương mất mát, đấu tranh anh dũng góp phần làm nên đại thắng lịch sử năm 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân vào ngày 06/11/1978.
Trong những ngày đầu giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh. Sau năm 1976, Đảng bộ – Chính quyền – các đoàn thể xã củng cố lại hệ thống chính trị, sát cánh cùng nhân dân địa phương lao động tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, VH – XH, ổn định chính trị, trật tự xã hội và bảo vệ thành quả cách mạng.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển theo con đường CNXH, Đảng bộ – chính quyền – các đoàn thể xã không ngừng phát huy những điều kiện thuận lợi và khắc phục vượt qua những khó khăn, thử thách quyết tâm lãnh đạo nhân dân từng bước xây dựng quê hương đất nước đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Chính trị – Kinh tế – VH – XH – ANQP, góp phần đem lại cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, địa phương không ngừng thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong việc chăm lo các gia đình chính sách thương binh liệt sĩ, người có công; chăm sóc nuôi dưỡng các mẹ VNAH ( có 32 mẹ VNAH, trong đó có 06 mẹ còn sống), các đồng chí lão thành cách mạng; xây dựng nhà tình nghĩa nhà tình thương; xây dựng và trùng tu các bia tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ; thực hiện công trình điện khí hóa nông thôn cho 100% hộ dân có điện sinh hoạt và sản xuất; xây dựng nhiều công trình CSHT như: Đường giao thông nông thôn; trường học, trạm y tế chuẩn quốc gia; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho dân; công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; xóa đói giảm nghèo; trợ vốn cho nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi v.v.
Song song với công tác chăm lo gia đình chính sách, trong gần 30 năm qua việc tri ân đối với những chiến sĩ đồng bào anh dũng hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ cũng được địa phương quan tâm với những hành động thiết thực. Vào năm 1996, trùng tu và khánh thành bia 32 Nữ Dân Công Hỏa Tuyến hy sinh trong đợt 2 xuân Mậu thân 1968; Đến năm 1997 xây dựng bia liệt sĩ xã Vĩnh lộc ghi tên 1.027 liệt sĩ làm nơi họp mặt và giáo dục truyền thống hằng năm. Đến năm 2002, xây dựng bia bộ đội An Điền tưởng niệm 43 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp. Công tác xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương cũng được Đảng bộ – chính quyền – Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đặc biệt quan tâm. Trong gần 30 năm qua, xã Vĩnh lộc A đã tổ chức và vận động xây dựng trên 97 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, 217 căn nhà tình thương cho dân nghèo với tổng kinh phí trên 2.140.500.000đ.
Được sự quan tâm của lãnh đạo huyện và Thành phố, vào ngày 30/04/1997 khu công nghiệp Vĩnh lộc chính thức khởi công xây dựng trên phần đất nông nghiệp với diện tích 84ha, đến nay khu công nghiệp hoạt động mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Thời gian gần đây vào ngày 21/01/2005 công trình khu dân cư Vĩnh lộc A chính thức khởi công xây dựng trên địa bàn xã với diện tích 30ha, góp phần xây dựng cuộc sống mới và giải quyết vấn đề nhà ở cho dân tái định cư. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 284 doanh nghiệp, công ty TNHH sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại đã và đang hoạt động thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhà nước. Tất cả góp phần phát triển nền kinh tế địa phương theo hướng CNH – HĐH.
Trên lĩnh vực nông nghiệp: Với truyền thống của người dân địa phương là trồng lúa nước, rau màu các loại và chăn nuôi. Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi và từng bước hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp. Đến nay, trên 80% người dân cơ giới hóa trong việc trồng lúa và rau màu, nhiều giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây bắp lai, cây bông cải. Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi bò sữa, bò lai sin, chăn nuôi heo hiện nay cũng là thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương.
Trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp xây dựng theo chuẩn quốc gia khang trang sạch đẹp, được trang bị nhiều máy móc, phương tiện khám chữa bệnh hiện đại nhằm mục đích làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển KT – XH, trong những năm qua xã Vĩnh lộc A đã đầu tư xây dựng mới 02 trường cấp I, 02 trường cấp 2 trên tổng số 6 trường trên địa bàn xã khang trang sạch đẹp đáp ứng nhu cầu trường lớp, cơ sở vật chất giảng dạy nâng cao mặt bằng dân trí cho con em địa phương. Đối với công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xã Vĩnh lộc A được thành phố công nhận hoàn thành phổ cập bậc tiểu học, phấn đấu đến năm 2007 tiếp tục hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học.
Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo do thành phố phát động vào năm 1992 đến nay, xã Vĩnh lộc A luôn hoàn thành tốt công tác theo chỉ đạo của huyện và thành phố. Vào tháng 11/2003 xã Vĩnh Lộc A được thành phố công nhận là xã không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố.
Tình hình ANCT – TTATXH trong 30 năm qua được giữ vững, hiện nay trên địa bàn xã không còn đối tượng tàng trữ, mua bán và sử dụng các chất ma túy.
Về công tác quốc phòng, địa phương luôn thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện tham gia hội thao quốc phòng luôn đạt những thứ hạng cao, công tác giao quân luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu hàng năm
Trên đây là đôi nét về tình hình KT – XH – Quốc phòng an ninh trong 30 năm xây dựng và phát triển xã của Vĩnh lộc A

XÃ VĨNH LỘC B

Trụ sở : F10/27 ấp 6 xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.
Điện thoại : 08.7650316
Diện tích 17,4 km2, dân số 25.313 người, trong đó nữ 14.291 người. Mật độ dân số 1.455 người/km2.
Phía Đông giáp phường Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, ranh phân biệt Rạch Nước Lên.
Phía Tây giáp xã Phạm Văn Hai, ranh phân biệt là Kinh liên vùng, Kinh T15A,B.
Phía Nam giáp xã Phạm Văn Hai, ranh phân biệt là cột mốc.
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Lộc A, phường Bình Hưng Hòa B, ranh phân biệt là đường Vĩnh Lộc (HL80 củ).
Trên địa bàn xã có 180 cơ sở sản xuất nhỏ, 321 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 102 cơ sở kinh doanh ăn uống, 72 cơ sở dịch vụ. Ngoài ra còn có 1 Trạm y tế, 1 Trường Trung học cơ sở, 1 Trường Tiểu học, 1 Trường Mầm Non.
Tại xã tọa lạc 02 ngôi chùa : Chùa Giác Thạnh, Thánh Thất Cao Đài Vĩnh Lộc, 01 Đình Thần : Đình Thần Vĩnh Lộc.
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của xã
Xã Vĩnh Lộc B huyện Bình Chánh nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, được tách ra từ xã Vĩnh Lộc vào năm 1986, cách Trung tâm Thành phố 18km và cách huyện lỵ Bình Chánh 17km là một xã vùng ven của Sài Gòn cũ, đã có quá trình chống Pháp và Mỹ, đã được Quốc Hội tuyên dương là đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Việt Nam vào ngày 06/11/1978.
Vĩnh Lộc B được bao bọc bởi 3 con đường chính : phía Tây Đông là Quốc lộ 1A, phía Tây Nam là Tỉnh lộ 10, phía Bắc là đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80 cũ). Địa bàn xã được chia thành 06 ấp, 153 Tổ nhân dân ấp. Cư dân xã Vĩnh Lộc B sống bằng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đất đai phần lớn là đất cát pha, cấy lúa 1 vụ, năng suất thấp. Do đó thời gian gần đây có nhiều hộ chuyển sang lập vườn chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng với truyền thống trải qua bao cuộc chiến tranh, vừa chống chọi với thiên nhiên để khai thác vùng đất hoang hóa, nhân dân xã Vĩnh Lộc B đã góp phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương ngày càng phát triển và hoàn thiện để xứng đáng là đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân

XÃ TÂN KIÊN

Trụ sở UBND xã: C9/9D ấp 3 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh
Điện thoại: 08.7560755
Diện tích : 11,46 km2, Dân số : 32.457 người, trong đó nữ 21.940 người. Mật độ dân số 2.832,2 người/km2.
Phía Đông của xã giáp phường An Lạc, quận Bình Tân
Tây giáp xã Tân Nhựt
Nam giáp Thị trấn Tân Túc
Bắc giáp phường Tân Tạo, quận Bình Tân.
Toàn xã có 58 doanh nghiệp, 185 cơ sở thuộc ngành công nghiệp và 50 doanh nghiệp, 842 cơ sở thuộc ngành thương nghiệp.
Ngoài ra còn có 01 trạm y tế và 01 trường cấp II Tân Kiên, 02 trường cấp I Tân Kiên; 04 Trường Mầm non (Trường mầm non Baby ấp 2; Nai Ngọc; Tuổi Ngọc; Hoa Hướng Dương ấp 3).
Xã có 04 ngôi chùa gồm : chùa Từ Quang, chùa Quang Minh ấp 2, chùa Pháp Nguyên ấp 3; chùa Pháp Tịnh ấp 4.
Có 05 đình : Đình Hưng Thái, Mỹ Phú ấp 1; Đình Hòa Thới, Hưng Nhơn ấp 2; Đình Tri Hòa, Đình Tri Hòa, Đình Tân Kiên ấp 3. Ngoài ra còn có 01 Thánh Thất cao đài ở ấp 4.
Sự hình thành và phát triển xã
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, xã Tân Kiên được quân giải phóng tiếp quản và thành lập UBND cách mạng lâm thời xã Tân Kiên, lấy trụ sở hành chính của chế độ cũ làm trụ sở làm việc của UBND Cách Mạng lâm thời xã Tân Kiên cơ cấu đ/c bí thư chi bộ chủ tịch UBND cách mạng lâm thời xã.
Về địa giới hành chính xã Tân Kiên khi mới giải phóng có 5 ấp với tổng diện tích 1.146 ha, năm 1987 xã được phân chia lại thành 04 ấp cho đến nay.
Xã Tân Kiên có vị trí địa lý giáp cận nội thành có Quốc lộ 1A đi qua nên tốc độ phát triển rất nhanh. Những năm đầu giải phóng nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp là chính, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có, mật độ dân cư sống thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, do đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Sau 30 năm giải phóng, cùng với sự phát triển chung của khu vực, Tân Kiên đã và đang trong quá trình phát triển đô thị hóa nhanh. Nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh trên địa bàn đã tạo việc làm cho lao động xã từng buớc thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Năm 2004, trụ sở UBND xã đã được dời về địa chỉ C9/9D cách trụ sở cũ 300m về hướng Nam và được xây dựng mới, khang trang hơn, với tổng kinh phí : 2.887.000.000 đ. Trụ sở được xây dựng 01 lầu và 01 trệt, với tổng diện tích xây dựng 4.000m2, trang thiết bị trong các phòng làm việc được bố trí đầy đủ, phục vụ cho cán bộ công nhân viên hoàn thành công tác.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên từng bước được trẻ hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

GIẶC PHÁP THẢM SÁT CẦU RẠCH GIÀ XÃ HƯNG LONG NĂM 1948

I/ Đặc điểm:

Hưng Long là xã cánh Nam Bình Chánh, địa bàn rộng với (1297 ha), nằm dọc theo con sông Cần Giuộc từ Đông sang Tây. Trong kháng chiến chống Pháp có vị trí quan trọng của khu vực Tây nam Thành Phố; là " Căn cứ lõm" của vùng đất liên xã Hưng Long, An Phú Tây, Tân Quý và Qui Đức. Toàn xã lúc bấy giờ có hơn 200 ha địa hình cây dừa nước, bần, bình bát với nhiều ô rô, cỏ dại khác; nhất là khu vực sông Quán Cơm, Rạch Già giáp xã An Phú Tây và Tân Quý. Những năm 1946, 1948 Hưng Long còn thuộc huyện Cần Giuộc (Tỉnh Chợ Lớn); là một địa bàn thuận lợi cho lực lượng cách mạng quân khu, liên xã đứng chân. Đó là cán bộ dân quân, chính Đảng của Tỉnh, Huyện (bị lộ) về đây tạm ở, chờ dự hội nghị hoặc họp hội...Có thể nói Hưng Long vào những năm đầu kháng chiến, là cơ sở tiền tiêu đứng chân cho việc tập kết cán bộ Việt Minh đi về căn cứ "Rừng Sác", "Vườn Thơm" và ngược lại mà vào giữa năm 1946, bộ đội Quản Cân đã đánh xóa đồn giặc Pháp tại ấp 1, giải phóng cho xã, tạo tiền đề cho các lực lượng cách mạng ta (yên tâm), về đây đứng chân với "căn cứ lòng dân Hưng Long" vững chắc, luôn cưu mang hết lòng vì cách mạng.

II/ Diễn tiền trận càn của giặc Pháp:

Chủ trương của giặc lúc bấy giờ là "Đánh nhanh thắng nhanh" bị thất bại vì Việt Minh ngày càng lớn mạnh; giặc Pháp quay sang bình định lấn chiến đồng bằng Bắc Bộ, ở Nam bộ chúng tập trung đánh mạnh vào các vùng (độc lập) trọng điểm của ta. Tại Tỉnh Chợ Lớn ngày 15/4/1948, giặc Pháp mở cuộc tấn công qui mô cấp trung đoàn vào "Căn cứ Vườn Thơm" nhưng vẫn bị thua đau. Tình hình xã Hưng Long sau khi bị ta đánh xóa đồn "Cây Dương" ấp 1, năm 1946; giặc cay cú thừa biết Hưng Long là nơi tập trung nhiều đơn vị cán bộ Việt Minh; chúng quyết tâm càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng để đóng đồn ở đây, khống chế mọi hoạt động của ta. Do đó sáng ngày 4/5/1948, giặc Pháp điều động 2 tiểu đoàn bộ binh (thuộc lính Âu Phi), cùng với các trung đội lính Bảo an thuộc bót Cần Giuộc, Long Thượng, Qui Đức, Tân Quý và Bình Điền; trên sông Cần Giuộc (khu vực Quán Cơm) giặc cho tàu, canô tới lui án ngữ.

Rạng 7 giờ sáng ngày 4/5, giặc đổ bộ bằng 3 mũi: Cánh thứ nhất từ xã Phong Phú, tỉnh lộ 50 (nay là Quốc lộ) đi qua; Cánh thứ hai từ ấp 2 và 3 Hưng Long, Hương lộ 11 đổ vào. Hai mũi này giặc hành quân chậm, vừa nổ súng vừa xét hỏi bắt dân và tạo thành vòng vây tiến lần đến Rạch Già (ấp 6). Mũi thứ ba từ Bình Điền vào đến xã An Phú Tây (gần mục tiêu), nằm yên phục kích. Bên ta gồm: Dân quân Hộ 17, Quận 8, quân nhu Quân khu 7, Ban công tác Thành, Đoàn thể Mặt trận Huyện Cần Giuộc và cùng phần lớn nhân dân chạy giặc Tây... vì quá ít vũ khí ta không thể chủ động đối phó, tưởng giặc đi bố bình thường, ta lần lượt rút về ấp 6 Rạch Già tránh giặc.

Đến 11 giờ trưa, 3 cánh quân của giặc vừa bắn phá vừa khép lại đội hình chữ "O", nổ súng quyết liệt áp đảo ta. Sau đó, chúng cho nhiều đại đội địch áp sát hai bên bờ sông Rạch Già; đồng thời cho một đơn vị lính ác ôn dùng lựu đạn và súng tiểu liên lục soát dưới lòng rạch, nước ròng đang cạn sát. Hai bọn lính, cả dưới sông lẫn trên bờ vào nhà dân thi nhau lùng sục...chẳng những chúng ném lựu đạn, nổ súng giết người dưới rạch; mà ngay ở nhà dân ai bị quần áo ướt hoặc dính bùn cũng bắn tại chỗ. Tại cầu Rạch Già giặc bắt trói khoảng 40 đồng bào ta rồi xả súng giết! Trên khu vực Rạch già (ấp 6 Hưng Long), giặc Pháp đã thảm sát khoảng 200 người thuộc quân dân, chính, Đảng của ta nói trên; sau đó 14 giờ chiều giặc còn bắt đi 100 người (tuổi từ thanh đến trung niên) để làm sâu (lao công) xây dựng bót "Quán cơm".

Qua trận càn Huyện ủy Cần Giuộc có gởi thư đến chia buồn xã Hưng Long và chính quyền Mặt trận xã tổ chức Lễ truy điệu chung cho các đồng chí, đồng bào đã hy sinh tại Rạch Già ngày 5/4/1948. Từ đây ngày 26/3 Âm lịch là ngày giỗ hội của nhiều gia đình, đồng bào ở vùng đất liên xã này.

III/ Tên đơn vị có người hy sinh (Có danh sách kèm theo)

1. Ban Quân nhu Quân khu 7
2. Ban công tác Thành
3. Quận 8 (tức Hộ 17)
4. Ban Chấp hành Thanh niên Huyện Cần Giuộc
5. Xã Hưng Long
6. Xã An Phú Tây
7. Xã Tân Quý Tây
8. Xã Đa Phước
9. Xã Phong Phú
10. Xã Long Thượng (Cần Giuộc)

IV/ Nhân chứng có liên quan hoặc có hiểu biết cuộc càn:
1/ Đồng chí Nguyễn Văn Chính (9 Cần) nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Hội Nông dân Việt Nam đã về hưu hiện ở 290 Điện Biên Phủ Quận 3

2/ Đồng chí Nguyễn Văn Chí (6 Chí) nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã về hưu, hiện ở 24B Trần Quốc Thảo, Quận 3.

3/ Đồng chí Lưu Sĩ Biểu (Quốc Bửu) nguyên Huyện ủy viên, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Huyện Cần Giuộc (1948), bệnh mất 1996, ở ấp 5 xã Hưng Long, đã ký xác nhận bản gốc nội dung văn bản Rạch Cầu Già.

4/ Đồng chí Lưu Quang Tuyến, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh Ủy Long An, Trưởng ban Khoa giáo Tỉnh về hưu ở Thị xã Tân An.

5/ Đồng chí Hai Cọp (Hai Thắng) nguyên Giám đốc Công ty Du Lịch Long An , hiện ở số 5 đường Ngô Quyền, Thị xã Tân An.

Nội dung sự kiện này dựa trên cơ sở nội dung gốc, "Rạch Cầu Già xã Hưng Long" của "Thư viện Tư liệu Phòng Bảo tồn Bảo tàng", số 132/TL Sở Văn hóa Thông tin Thành Phố và có sưu tầm xác minh bổ sung thêm.

CHIẾN CÔNG LÁNG LE

I.Vị trí địa lý, đặc điểm:

Láng Le - Bàu Cò thuộc Huyện Trung Huyện, Tỉnh Chợ Lớn nay thuộc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh cách Sài Gòn 7km đường chim bay, là đồng bưng rộng lớn trải dài trên các xã Tân Tạo, Tân Nhựt và Lê Minh Xuân thuộc Bình Chánh. Đông sang Tây dài độ 10km, Bắc xuống Nam rộng khoảng 5 đến 6 km. Đặc điểm địa hình, địa vật: Mùa nắng sình lầy nước động, mùa mưa nước láng mênh mông. Đồng bưng trống trãi, nhìn thông thống mọi hướng nhưng cỏ lát lùm bụi dày đặc. Vị trí chiến lược: Nằm trong căn cứ địa của Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn được tổ chức thành thế liên hoàn gắn liền với khu kháng chiến Vườn Thơm - Bà Vụ, nối liền với Lương Hòa - Tân Bửu và Đồng Tháp Mười. Bàu Cò - Láng Le là địa đầu, là căn cứ du kích tiền tiêu của Vườn Thơm - Bà Vụ - của Trung Huyện ngay sát Thành Phố. Là cửa ngõ chiến khu, tiếp đón, trung chuyển vào Sài Gòn.

II. Các trận đánh lịch sử

1/ Chống thành công trận càn của Pháp (15/4/1948):

Mục đích của giặc Pháp muốn bóp chết khu căn cứ Cách mạng của ta vì là gai nhọn đối với giặc Pháp chỉ cách Thành Phố 7 km. Là nơi xuất phát chủ trương vận động quần chúng nhân nhân đánh giặc. Chỗ dựa để phát triển lực lượng Cách mạng của một vùng rộng lớn. Là hậu cần, là bàn đạp của lực lượng vũ trang giải phóng Long An - Sài Gòn - Gia Định. Là gia đình của Tiểu đoàn 6 - An ninh T4 của đơn vị biệt động thành. Sau khi chiếm lại Sài Gòn - Gia Định, các tỉnh lỵ, Huyện lỵ ở Nam bộ, Pháp đã thiết lập bộ máy ngụy quyền từ Trung ương đến địa phương, ra sức tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự, xây dựng hệ thống đồn bót, mở rộng phạm vị chiến đấu và sử dụng lực lượng tập trung cơ động, thọc sâu và đánh vào các căn cứ kháng chiến của ta thực hiện ý đồ chiến lược " Tốc chiến tốc thắng" nay quay sang bình định lấn chiếm địa bàn căn cứ kháng chiến của ta. Do sự chênh lệch về tương quan lực lượng ở thời kỳ đầu, trước sức mạnh quân sự tạm thời của địch, đại bộ phận lực lượng của ta từ cơ quan đầu não đến lực lượng vũ trang, các tổ chức ban ngành đều rút ra khỏi nội thành, chiếm giữ lấy địa bàn trọng yếu ở ngoại vi, xây dựng thành căn cứ địa đảm bảo cho sự chỉ đạo về mọi mặt được thông suốt và xây dựng phát triển lực lượng toàn diện để thực hiện "Trường kỳ kháng chiến".Là trận tấn công có qui mô lớn nhất sau ngày 23/9/1945 đến tháng 4/1948 ở Miền Đông Nam bộ.

Qui mô của giặc: Cuộc hành quân cấp trung đoàn tăng cường bao gồm : Bộ binh, không quân, xe lội nước, tàu thủy và pháo binh. Tính chất: ác liệt, đốt phá, bắn giết dã man, khói lửa ngút trời với tiếng gầm rú của xe tăng, tàu bay và tiếng nổ xé không gian của đại bác. Thời gian: Từ sáng sớm đến chiều tối

Sự chống trả của ta: Đơn vị chủ lực: Trung đoàn Phạm Hồng Thái và chi đội 15 (Trung đoàn 308) cùng với dân quân Trung Huyện. Mặc dù quân số và đạn dược thiếu thốn, chiến sĩ chưa được huấn luyện đầy đủ nhưng tất cả chiến đấu bằng lòng căm thù sôi sục đối với quân xâm lược và tinh thần xả thân hy sinh vì nền độc lập của Tổ Quốc. Cuối cùng ta đã bẻ gãy trận càn lớn của địch, phá tan âm mưu bao vây tiêu diệt lực lượng của ta, khủng bố tinh thần cán bộ và nhân dân ta muốn đẩy lùi căn cứ kháng chiến và lực lượng Cách mạng ra xa sào huyệt đầu não của chúng.

Ý nghĩa của chiến thắng: Đây là một thắng lợi quân sự vang dội khắp các chiến trường vào thời điểm bấy giờ, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến của bộ đội và nhân dân ta. Dù lực lượng võ trang non trẻ, thiếu thốn mọi mặt nhưng vẫn tổ chức kháng cự có hiệu quả và cuối cùng đánh bại một trận càn quét lớn của địch. Là một bài học quí giá về xây dựng và tác chiến của lực lượng Cách mạng. Một ý nghĩa có tính chiến lược là chiến thắng Láng Le bước đầu đã làm thất bại ý đồ " Tốc chiến, tốc thắng" của địch, muốn diệt cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực của kháng chiến đã thất bại hoàn toàn.

2/ Chiến thắng trong trận "Tìm diệt" của Mỹ ngụy (14/10/1966):

Cũng trên địa phận Láng Le - Bào Cò của xã Tân Nhựt anh hùng, ngày 14/10/1966 một Tiểu đoàn Biệt động quân của ngụy quyền Sài Gòn bị bộ đội Tiểu đoàn 6 Bình Tân và dân quân du kích tiêu diệt. Là một trận tiêu diệt địch cấp tiểu đoàn - một trong những chiến thắng quan trọng của thời kỳ tập trung đánh mạnh, nhằm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch; diệt ác phá kiềm; củng cố và giữ vững vùng giải phóng. Nơi đây đã trở thành bàn đạp tiến công của lực lượng cách mạng phía tây nam thành phố, giành thắng lợi trong cuộc tiến công Xuân Mậu thân và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

III. Khu di tích Láng Le:

Để tưởng nhớ đồng bào và chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trên vùng đất này, từ năm 1988, Huyện ủy Bình Chánh đã quyết định xây dựng công trình lịch sử trên vùng đất Láng Le thuộc ấp 1 xã Tân Nhựt, Huyện Bình Chánh với tổng diện tích là 10.000m2. Cuối năm 1988 hai dãy mộ và bia tập thể để tưởng niệm các chiến sĩ và dân quân đã hy sinh trong các trận đánh thời chống Pháp và chống Mỹ đã được xây dựng. Sau đó các hạng mục khác cũng dần dần được hình thành và đến năm 1993 thì hoàn chỉnh công trình như ngày nay.

KHU DI TÍCH LÁNG LE BÀU CÒ

Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tọa lạc tại ấp 1 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 138/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003.

Từ xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), con đường Láng Le - Bàu Cò được tráng nhựa xuyên thẳng qua xã Tân Nhựt với điểm đến là khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

Láng Le - Bàu Cò là nơi diễn ra trận chống càn bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng võ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. (Trên dãy đất rộng phía Tây Nam Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng với xóm làng bên cạnh những dòng sông và kênh rạch chằng chịt, tự nhiên và con người đã tạo ra những “cái láng”, “cái bàu” nước có rất nhiều tôm cá. Đất lành chim đậu, nhiều loài chim như cò, le le, vịt nước, diệc…tìm đến cư trú kiếm ăn. Từ đó, mọi người đặt cho vùng đất này cái tên mộc mạc, gần gũi “Láng Le - Bàu Cò”).

Địa danh Láng Le - Bàu Cò đã đi vào lịch sử oai hùng chống xâm lược của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, bằng thắng lợi của cuộc chống càn anh dũng, mưu trí diệt địch, bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Chợ Lớn (tại Đình Tân Túc – Thị Trấn Tân Túc) và Ủy ban kháng chiến hành chánh thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 15/4/1948, thực dân Pháp với 3.000 quân, chủ yếu là lực lượng ứng chiến Âu Phi với 24 xe lội nước loại nhẹ, 04 tàu đổ bộ đầu bằng, được máy bay và pháo binh yểm trợ đã đồng loạt từ nhiều hướng với nhiều mũi tấn công, bao vây vùng Láng Le - Bàu cò.


Lực lượng ta gồm bốn đại đội của Trung đoàn 308; hai tiểu đoàn của Trung đoàn Phạm Hồng Thái; một bộ phận của Trung đoàn 312 cùng các bộ phận vũ trang của Vệ quốc đội; Công an Sài Gòn - Chợ Lớn; dân quân, du kích tập trung của Trung huyện (huyện Bình Chánh).

Sau hơn nửa ngày chiến đấu với giặc để bảo toàn lực lượng và bảo vệ nhân dân vùng Tam Tân tản cư, ta quyết định tấn công về hướng rạch Lươn Sâu (cách khu di tích 100m) của kênh Xáng và gò chợ Trịnh Khánh An. Tại đây, các lực lượng ta tập trung mọi hoả lực khai hoả và đồng loạt xung phong dũng mãnh, đánh giáp lá cà với địch, máu loan đỏ cả rạch Lươn Sâu. Ta đã tiêu diệt gọn đại đội Miên, mở được đường tiến, đưa 3.000 dân Tam Tân cùng toàn bộ lực lượng võ trang, dân quân du kích vượt Kênh Xáng sang đất Tân Bửu (nay là xã Tân Bửu - huyện Bến Lức, Tỉnh Long An) vào rừng tràm Bà Vụ an toàn.

Trong trận Láng Le - Bàu Cò, ta đã tiêu diệt gần 300 tên địch, bắt sống 30 lính đánh thuê, phá huỷ 05 xe nhà binh, thu 01 máy thông tin liên lạc cùng 85 khẩu súng các loại.

Trong trận chiến đấu ác liệt không cân sức này, 32 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, 40 đồng chí khác bị thương, 17 đồng chí mất tích. Trong đó có nhiều đồng chí hy sinh khi tuổi còn rất trẻ như liệt sĩ Nguyễn Văn Hạo, Tiểu đoàn trưởng Chi đội 15; liệt sĩ Nguyễn Văn Keo, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Ký Con thuộc Trung đoàn Phạm Hồng Thái…

Cùng với chiến công vang dội đã đi vào lịch sử bằng trận chống càn ngày 15/4/1948, Láng Le - Bàu Cò còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện tô thắm thêm các trang sử vàng của thành phố qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Địa danh Láng Le - Bàu Cò ghi nhận ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân Trung Huyện (huyện Bình Chánh) không ngại hy sinh, dám xả thân mình vì độc lập, tự do của dân tộc.


Để ghi nhớ công ơn của các lớp cha anh cùng đồng bào đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tại Láng Le - Bàu Cò, từ năm 1988, Huyện ủy Bình Chánh đã đề ra chương trình phục hồi di tích Láng Le - Bàu Cò với các công trình: rạch Lươn Sâu (làm tượng trưng), tượng đài, bia ghi công các liệt sĩ thời chống Pháp và Mỹ, nhà trưng bài truyền thống, công viên sinh hoạt văn hoá với diện tích trên 01ha.

KHU DI TÍCH DÂN CÔNG HỎA TUYẾN MẬU THÂN 1968


Khu di tích Dân công Hỏa tuyến Mậu Thân 1968 tọa lạc tại ấp 4 xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh; được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là khu di tích lịch sử cấp Thành phố theo Quyết định số 119/2005/QĐ-UBND ngày 12/7/2005.

Để phục vụ tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong đợt I và II tại Sài Gòn năm Mậu Thân 1968, được sự chỉ đạo của phân khu II, cấp ủy xã Vĩnh Lộc, Chi bộ ấp Tân Hòa 1, Tân hòa 2, Thới Hòa cùng các cơ sở cách mạng nồng cốt đã vận động, tổ chức các đoàn dân công với hàng trăm nam nữ thanh niên tham gia đi phục vụ chiến đấu.

Tổ chức dân công hỏa tuyến không đòi hỏi kỷ luật chặt chẽ khắt khe như bộ đội địa phương hay quân đội chính qui. Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc là những nam, nữ thanh niên tham gia dân công với đa phần là nữ ở lứa tuổi từ 16-20 tuổi. Đây là lứa tuổi hồn nhiên, yêu đời, khi được vận động đã sẵn sàng gánh vác những nhiệm vụ nặng nề không hề so đo, tính toán, không ngại gian khổ, hy sinh. Nhiệm vụ chủ yếu của dân công hỏa tuyến là phục vụ chiến đấu. Mỗi khi có trận đánh, các đoàn dân công luân phiên nhau phục vụ, mỗi đoàncó khoảng 50 - 60 người, có du kích dẫn đường. Đoàn dân công Vĩnh Lộc với nữ chiếm đa số, trang phục tự có của nữ dân công rất bình dị và gọn gàng, mỗi khi đi làm nhiệm vụ các chị thường mang khăn rằn, mặc áo bà ba màu đen hoặc màu xanh thẳm, quần săn quá gối, có mang theo võng để sử dụng khi nghỉ ngơi và khi cần thiết làm võng cáng thương binh.


Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 15 tháng 6 năm 1968 (nhằm ngày 20 tháng 5 năm 1968 âm lịch), cũng như mọi đêm, đêm ấy, đoàn dân công với gần 60 người được lệnh đưa thương binh vượt bưng Láng Sấu xuống Đức Hòa - Long An và tải đạn về Sài Gòn. Khi đoàn dân công qua khỏi “vùng trắng” tới đồng bưng thì bị máy bay địch thả pháo sáng và phát hiện ra đội hình, chúng đã xả đạn như vãi trấu vào đoàn dân công trên đồng bưng trống trải. Sau trận oanh kích của địch, 35 người trong đoàn hy sinh, trong đó có 32 dân công (25 nữ, 7 nam, có 05 người đã lập gia đình), 03 bộ đội chủ lực; 25 người sống sót, bị thương tật.

Ngay đêm đó, bất chấp hiểm nguy và sự khủng bố tinh thần của địch, bà con ấp Tân Hòa 1, Tân Hòa 2 đã tiến ra đồng bưng cứu chữa những người bị thương và đưa xác con em mình lên những chiếc xe bò về nhà chăm sóc và tổ chức lễ an táng cho những người con đã hy sinh. Đêm 15/6/1968 là đêm đau thương, đêm không thể nào quên trước sự hy sinh rất lớn của người dân Vĩnh Lộc.

Trong cuộc chiến không cân sức trước kẻ thù, bà con Vĩnh Lộc chứng kiến nhiều trận đấu kiên cường, anh dũng hy sinh của các chiến sĩ cách mạng. Những dân công hỏa tuyến là những người tay không, chân đất, giữa đồng bưng trống trải, không vũ khí, họ hy sinh trong tư thế ôm lấy nhau, truyền cho nhau sức mạnh, đất đồng bưng hiền hòa với những đìa nước, dứa dại, cỏ lau là nơi duy nhất nâng đỡ, che chở cho những con người quả cảm ấy.

Sự hy sinh của các chiến sĩ dân công Vĩnh Lộc là điểm son sáng ngời về tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Khu di tích là bản hùng ca về hình ảnh các cô gái vùng ven Sài Gòn đi dân công phục vụ chiến trường; là nơi lưu giữ những tấm gương sáng ngời của thanh niên vùng ven Thành phố đã vượt gian khổ, sẳn sàng hy sinh, vững tin vào thắng lợi; là địa điểm văn hóa, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

VÀI NÉT VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH

Diện tích: 252,69 km2
Dân số: 330.605 người (Năm 2006)

Các xã, thị trấn: Thị trấn Tân Túc và 15 xã là: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Long Hưng, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng.

1. Tổng quan

Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.

Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai; tỉnh lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An).

Đại lộ Nguyễn Văn Linh chạy qua huyện Bình Chánh là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Bình Chánh có hệ thống sông ngòi như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom…nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong quy hoạch phát triển đến năm 2010, huyện Bình Chánh sẽ thực hiện hàng loạt các dự án đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bao gồm:

- Nâng cấp và mở rộng các trục giao thông đối ngoại gồm : Quốc lộ 1A, Nguyễn Văn Linh, Trịnh Quốc Nghị, Quốc lộ 50. Nâng cấp và mở rộng các trục giao thông đối nội gồm Tỉnh lộ 10, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Cẩn Phú, Đinh Đức Thiện, Hương lộ 11, Đoàn Nguyễn Tuân,…Xây dựng một số bến bãi tại các cữa ngõ thành phố trên địa bàn huyện.

- Xây dựng mới khu dân cư tại thị trấn Tân Túc; các khu nhà ở gắn với các khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Phong Phú, Đa Phước… và khu đô thị Nam Sài Gòn.

- Xây dựng khu công viên hồ sinh thái ở xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B diện tích 410 ha; khu công viên hội chợ triễn lãm (Nam Sài Gòn) diện tích 20 ha; sân Gold trong dự án khu đô thị Sing Việt, xã Lê Minh Xuân diện tích 210 ha; khu Bát bửu Phật đài, xã Lê Minh Xuân diện tích 50 ha; Khu công viên văn hóa Láng Le diện tích 56 ha; khu tưởng niệm Tết Mậu Thân, xã Tân Nhật diện tích 10 ha; khu công viên – cây xanh trong các dự án khu dân cư.

Đến Bình Chánh, du khách có thể tham quan khu căn cứ Vườn Thơm, căn cứ Láng Le Bàu Cò, chùa Bát Bửu Phật Đài và nhiều địa danh hấp dẫn khác.

2. Lịch sử

Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1899, Pháp lập tỉnh Chợ Lớn, Bình Chánh được gọi là Trung Quận hay Trung Huyện của tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957, mới có tên chính thức là huyện Bình Chánh, thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện. Đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra hai phần Nam, Bắc Bình Chánh: Nam gọi là Bình Chánh - Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, huyện Bình Chánh tách ra một phần để thành lập quận Bình Tân.

Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931-1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.

Trong giai đoạn kháng chiến 1954 - 1975, Bình Chánh trở thành căn cứ, là chỗ dựa của các lực lượng cách mạng, tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào cơ quan đầu não của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ở trung tâm Sài Gòn, điển hình như cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Địa danh căn cứ Vườn Thơm- Bà Vụ là minh chứng hào hùng cho truyền thống yêu nước của nhân dân Bình Chánh.

3. Bản đồ



LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN BÌNH CHÁNH

Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là Bình Chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân. Vậy hiện nay Huyện Bình Chánh còn lại 16 xã –thị trấn, với diện tích là 25.255,58 ha, và dân số năm 2009 là 418.513 người.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Huyện, nhân dân Bình Chánh với truyền thống yêu nước, chống áp bức bất công, ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nhân dân Bình Chánh đã đứng lên đấu tranh chống lại dưới ngọn cờ nghĩa khí của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3/2/1930 ), tại Bình Chánh có các ông : Hồ Văn Long, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trân …là những người đầu tiên giác ngộ cách mạng, đồng thời là cánh chim đầu đàn dẫn dắt nhân dân Bình Chánh làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Chánh hăng hái đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bất công, chống lại sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, như tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng (1930 –1931 ), tham gia vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940 )…Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, nhân dân Bình Chánh đã cùng nhân dân cả nước hồ hởi đón chào sự độc lập của nước nhà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, nhân dân Bình Chánh lại hăng hái đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp; dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên mảnh đất Bình Chánh anh hùng đã có những trận đánh oanh liệt, gây cho địch nhiều thiệt lại rất to lớn, nặng nề và góp phần làm cho tinh thần binh lính địch hoang mang, dao động.

Bình Chánh nổi tiếng với địa danh căn cứ Vườn Thơm- Bà Vụ, trở thành nơi đứng chân các lực lượng vũ trang và cán bộ lãnh đạo cao cấp của ta. Từ “ Vành đai đỏ” này, quân dân ta đã xiết chặt vòng vây tấn công vào trung tâm đầu não của địch tại Sài Gòn. Đặc biệt trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò ngày 15 /04/ 1948, quân dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam. Những chiến công hiển hách ấy luôn được kế thừa và phát huy trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Bình Chánh trở thành căn cứ, là chỗ dựa của các lực lượng cách mạng đứng chân tại đây, đồng thời cũng xuất phát từ đây, lực lượng cách mạng đã tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, điển hình như cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, đặt biệt là đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 04 năm 1975, thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc. Với những đóng góp và chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Huyện Anh Hùng. Thực hiện Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh, ngày 02 tháng 12 năm 2003 Huyện Bình Chánh đã thực hiện xong việc chia tách. Trên cơ sở chia tách 4 xã –thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc để thành lập 10 phường trực thuộc Quận Bình Tân. Sau lễ công bố thành lập Quận Bình Tân, Huyện Bình Chánh đã tổ chức lễ công bố thành lập Thị trấn Tân Túc, hiện nay huyện Bình Chánh còn lại 16 xã –thị trấn, trong đó có 1.266 tổ, 80 ấp, khu phố, 112.801 hộ với 418.513 nhân khẩu.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển của huyện Bình Chánh từ khi thành lập cho đến nay, nhân dân Bình Chánh không ngừng chiến đấu, lao động và sáng tạo để góp phần xây dựng Huyện nhà ngày một phát triển và đi lên, xứng đáng với danh hiệu cao quý do Đảng – Nhà nước trao tặng “ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”