Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

XÃ AN PHÚ TÂY

Trụ sở: 999 tổ 8 ấp II xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh.Điện thoại : 37.600.780.Diện tích 5,8 km2, dân số 9.975 người trong đó nữ : 5.188 người. Mật độ: 1.720 người/km2.Phía Đông giáp xã Hưng Long và Phong Phú, ranh phân biệt là Sông Cần Giuộc, Rạch Cầu Già.Phía Tây giáp thị trấn Tân Túc ranh phân biệt là quốc lộ 1APhía Nam giáp xã Tân Quý Tây ranh phân biệt là đường Bờ Huệ, ranh bờ thửa ruộng.Phía Bắc giáp Quận 8, Xã Tân Kiên, ranh phân biệt là Sông Chợ Đệm, rạch Lồng ĐènTrên địa bàn xã có : 158 cơ sở sản xuất nhỏ, 36 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, 58 cơ sở ăn uống, 64 cơ sở kinh doanh dịch vụ.Xã có 01 trạm y tế, 01 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh, 01 trường tiểu học An Phú Tây, 01 trường Mẫu giáo Tuổi thơ.Tại xã tọa lạc 02 ngôi chùa : 01 Thánh thất cao đài ấp 2, 01 chùa Pháp Tấn ấp 1.Có 5 đình gồm : Đình Bình Điền – Đình Tân Thủy ấp 1 – Đình Tân Nhiễu ấp 2 – Đình Tân Kiều – Đình Châu Thới ấp 3.Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của xãAn Phú Tây là xã nông thôn đang dần đi lên đô thị hóa, có hơn 2/3 diện tích đất quy hoạch nằm trong khu 2600 ha (được Chính Phủ phê duyệt vào năm 1992) từ đó cơ sở hạ tầng phát triển, đại lộ Nguyễn Văn Linh với 4 làn xe cùng hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đã đưa vào sử dụng, chợ đầu mối Bình Điền đã khởi công xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động, khu tái định cư cố 5 đã thực hiện san lắp mặt bằng, điện khí hóa nông thôn được khép kín, nước sạch sinh hoạt đã đến với nhân dân (ấp 1, 2 và một phần ấp 3) đa số tuyến đường liên ấp, liên tổ được mở rộng và rải sỏi đỏ.Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao, thương mại – dịch vụ tiếp tục được phát triển mạnh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.Được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo huyện – xã đã xây dựng 01 trường THCS Nguyễn Văn Linh, nâng cấp xây mới trường Tiểu học An Phú Tây khá khang trang, đảm bảo cho việc cho việc giảng dạy và học tập của thầy, cô giáo và các em học sinh.Y tế giáo dục được chú trọng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao, được mở rộng nhiều loại hình gắn liền với dân cư.Tình hình chính trị Phạm pháp hình sự – TNXH được chuyển biến tốt, chương trình mục tiêu 3 giảm đạt kết quả cao.Công tác cải cách hành chánh có nhiều chuyển biến tích cực, xã nhiều năm liền đạt công sở văn minh sạch đẹp

XÃ QUI ĐỨC

Trụ sở: B3/24 ấp 2 xã Qui Đức, Huyện Bình ChánhĐiện thoại: 7.790197Qui Đức là một xã vùng xâu nằm cuối cánh nam huyện Bình Chánh. Phía đông giáp xã Tân Kim, phía Tây giáp xã Hưng Long, phía bắc giáp xã Đa Phước, phía nam giáp xã Mỹ Lộc_Cần Giuộc_Long An. Xã có diện tích đất tự nhiên là 646 ha với 1.692 hộ; 8.362 nhân khẩu trong đó : KT1 : 1.413 hộ _7.722 nhân khẩu, KT2 : 110 hộ_319 nhân khẩu, KT3 : 106 hộ _ 321 nhân khẩu.Xã Qui Đức được thành phố và huyện quan tâm nhiều về các công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và nâng cấp, các trường học được đầu tư xây dựng mới, cơ sở vật chất khang trang đạt chuẩn quốc gia, các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện và quan tâm, thể hiện được lòng tin giữa dân đối với Đảng và nhà nước, đây là tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế_văn hoá xã hội_an ninh quốc phòng ở địa phương.Quá trình hình thành và phát triển của xãSau 30/4/1975, chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, hoà cùng niềm vui chung cả nước. Chi _đảng bộ và nhân dân xã Qui Đức bắt tay vào khắc phục hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh; để ổn định đời sống nhân dân theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Đảng và nhà nước đề ra; với mục tiêu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.Vượt qua thời kỳ bao cấp khắc phục khó khăn chồng chất bước sang thời kỳ đổi mới (1996). Từ chi bộ_Đảng bộ ban đầu không hơn 10 đồng chí, đến nay Đảng bộ xã Qui Đức phát triển 45 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí cấp uỷ ban chấp hành đảng bộ và Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh nhiều năm liền; làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị xã nhà và nhân dân luôn đoàn kết gắn bó mật thiết quyết tâm chung lo xây dựng đất nước.Nhân dân xã Qui Đức chuyên nghề nông từ tổng diện tích chỉ canh tác được 1 vụ mùa chính đến những năm 1980 dần dần khai hoang phục hoá trên đồng ruộng, ngày nay nông dân xã Qui Đức phấn đấu trồng trọt 2 vụ lúa với diện tích 405ha/405ha đạt 100%; nông dân còn phấn đấu trồng thêm rau màu đưa lên 50 triệu đồng/ha/năm. Nhân dân xã Qui Đức cơ bản hiện nay đã xoá được hộ nghèo ( năm 2003 ) và không còn hộ đói phấn đấu đạt hộ khá và giàu.Trình độ văn hoá người dân và học sinh từng bước nâng lên rõ rệt, xã Qui Đức hoàn thành phổ cập THCS, phấn đấu hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2007. Các mái trường trước đây đa số là tranh lá, với 2 trường tole lụp xụp. Ngày nay xã đã xây dựng được các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, mái trường nhiều tầng khang trang và sạch đẹp cho các em học; có trên 1.000 học sinh đến trường học tập có những học sinh đạt loại giỏi cấp thành phố và huyện, trên 60 thầy cô đủ chuẩn sư phạm đứng lớp, hàng năm học sinh thi đỗ đạt tỉ lệ từ 80% đến 100%.Trong chiến tranh các con đường giao thông trong xã đều bị gián đoạn, ngày nay có nhiều đường như hương lộ 11, đường Hốc Hưu, đường quốc lộ 50 đã được phủ nhựa. Cầu ông Thìn cùng 6 cây cầu trong xã và các con đập được bê tông hoá. Đường giao thông xã nhà được nâng cấp mở rộng và trải đá mi xanh nên việc vận chuyển hàng hoá và học sinh đến trường được thuận tiện.Về việc thắp sáng, ngày nay các hộ dân không còn đèn dầu loe lét mà đã được lưới điện phủ khắp 95%, mỗi hộ đều được gắn điện kế lưới điện quốc gia.Việc bảo vệ sức khỏe của người dân, xã có trạm y tế được các y bác sĩ tận tình chăm lo, các hộ gia đình chính sách CBCNV, người già trên 90 tuổi và các hộ xoá đói giảm nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế.Được đặc biệt chú trọng quan tâm, hàng năm việc tuyển quân NVQS nhiều năm liền đạt và vượt chỉ tiêu, tổ chức tốt lực lượng DQTV và dân quân tập trung, ổn định tốt an ninh địa phương.Đến thời điểm này xã Qui Đức chăm lo tốt 180 căn nhà tình nghĩa tình thương cho hộ gia đình chính sách và các hộ dân nghèo. Hằng năm các hộ chính sách và hộ dân nghèo đều có quà tặng trong dịp lễ tết nguyên đán, cùng được khám điều trị bệnh miễn phí. Toàn xã Qui Đức 100% hộ dân có nước sạch, tuổi thọ của người dân được nâng cao theo thời gian.Tóm lại xã Qui Đức thuộc xã vùng sâu nên việc phát triển kinh tế chính trị văn hoá xã hội bước di có chậm, nhưng Đảng ủy và khối hệ thống chính trị quyết tâm cao hoàn thành các chỉ tiêu của Đảng và nhà nước giao cho.Nhìn lại các chặng đường đã qua trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp xã nhà, dân và quân xã Qui Đức luôn tự hào về truyền thống yêu nước và lao động sản xuất của mình, quyết tâm tạo ra lương thực và hàng hoá để làm giàu cho gia đình và cộng đồng xã hội; vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

XÃ BÌNH CHÁNH

Trụ Sở : C5/36 đường Trịnh Như Khuê ấp 3, xã Bình ChánhĐiện thoại:Xã Bình Chánh theo tư liệu ít ỏi còn lưu lại là đất phù sa mới đã thuần, cư dân Việt trên đường Nam tiến đã dừng chân khá sớm tại đây. Cuối thế kỷ thứ 18 đến đầu thế kỷ 19 số người định cư ở xã Bình Chánh tăng nhanh, đặc biệt sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước .Cuối thế kỷ 17 chúa Nguyễn lập phủ Gia Định quản lý huyện Phước Long ( thuộc Biên Hoà ) và Tân Bình ( thuộc Sài Gòn từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ ). Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn lập sổ bộ phục vụ cho việc cai trị, đổi huyện Tân Bình thành phủ Tân Bình (gồm hai huyện Bình Dương và Tân Long, xã Bình Chánh nằm trong huyện Tân Long ). Trước năm 1881 xã Bình Chánh thuộc huyện Trung Quận tỉnh Chợ Lớn. Năm 1957 chính quyền Sài Gòn bỏ tỉnh Chợ Lớn; huyện Trung Quận sát nhập vào tỉnh Gia Định và đổi thành quận Bình Chánh. Quận Bình Chánh đặt trụ sở tại xã Bình Chánh. Sau giải phóng theo quyết định của Quốc Hội khoá 6 ngày 02/7/1976 thành lập Thành Phố Hồ Chí Minh, Huyện Bình Chánh là một trong sáu Huyện ngoại thành của Thành Phố. Xã Bình Chánh là một trong 20 xã, thị trấn thuộc Huyện Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003 Huyện Bình Chánh được chia tách địa giới thành hai Huyện, Quận (Bình Chánh và Bình Tân ). Xã Bình Chánh là một trong 16 xã thị trấn của huyện Bình Chánh mới,Trụ sở UBND xã được xây dựng thời pháp thuộc, tọa lạc tại A11/15 ấp 1 nằm dọc theo QL1A. Được sự cho phép của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, UBND Huyện Bình Chánh trụ sở UBND xã Bình Chánh được xây dựng mới hoàn toàn tại địa chỉ C5/36 ấp 3 đường Trịnh Như Khhuê vào năm 1998, trụ sở UBND xã củ ở ấp 1 được giao cho trường mầm non Hoa Mai quản lý .Hiện nay xã Bình Chánh đang được Thành Phố, Huyện hỗ trợ để xây dựng một xã phát triển nông thôn toàn diện theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Dân chủ hoá, Hợp tác hoá, chắc chắn bằng sự cần cù, sáng tạo của người dân địa phương, hiền hòa dễ mến, bằng sự đầu tư của các mạnh thường quân, các nhà doanh nghiệp, các nhà chuyên môn, các nhà khoa học sẽ góp phần biến đổi bộ mặt địa phương nhiều khởi sắc hơn và giàu đẹp hơn

XÃ BÌNH HƯNG

Trụ sở: A10/26A ấp 2 Khu dân cư Xã Bình Hưng, Huyện Bình ChánhĐiện thoại: 9810015Diện tích 13,742Km2, dân số 43.426 người trong đó nữ 20.284 người. Mật độ: 3.177 người/km2.Phía Đông giáp Quận 7, Nhà Bè ranh phân biệt là Sông Ông Lớn, Rạch Cây Khô.Phía Tây và Phía Nam giáp xã Phong Phú ranh phân biệt là Rạch Su và rạch Bà LàoPhía Bắc giáp Quận 8 ranh phân biệt là đường kinh không tên – Rạch Bồ Đề – Kinh không tên – Rạch Hố Sen – Rạch Ông Bé và Kinh Xáng.Trên địa bàn Xã có: 269 cơ sở sản xuất TTCN, 56 công ty TNHH, 03 công ty cổ phần, 07 doanh nghiệp, 309 TMDV. Ngoài ra còn có: 01 Trạm Y tế – Trường Bình Hưng 1 có 01 điểm chính và 01 điểm phụ - Trường Bình Hưng 2 có 01 điểm chính và 01 điểm phụ ở ấp 3, Trường Bình Hưng ấp 4. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình. Nhà mẫu giáo nhà trẻ Thuỷ Tiên, 01 trường mầm non ngoài công lập Ánh Dương.Tại xã hiện có 05 ngôi chùa gồm chùa Linh Sơn Cổ Tự, Pháp Viên, Thiên Trì, An Hoà Tự, Bình An.Có 5 ngôi đình gồm đình Bình Đăng, Bình Lộc, Phong Thuận, Quang Phục, Khánh BìnhQuá trình hình thành và phát triển của xãBình Hưng là Xã có vị trí hình cánh cung phía Đông Nam Sài Gòn, nằm cạnh Liên Tỉnh 50 ( Nay là quốc lộ 50) cửa ngõ ra vào Thành Phố Hồ Chí Minh, về đồng bằng Miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất có nhiều địa danh Bình Đăng, Bình Xuyên, Bình Lộc, Chánh Hưng … Vùng đất đã được xác lập rất sớm từ thế kỷ XVII đến nay đã hơn 300 năm; với truyền thống văn hoá dân tộc hình thành con người Bình Hưng ( Bình Đăng – Chánh Hưng ) với tinh thần yêu nước nồng nàn góp phần tạo nên những trang sử vẻ vang ở vùng đất cửa ngõ Đông Nam Chợ Lớn –Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay.Ngày nay Bình Đăng – Chánh Hưng đã một phần xác nhập vào nội đô và Bình Hưng cũng đã một phần đô thị hoá với tuyến đường Nguyễn Văn Linh mở rộng… Bình Hưng là một trong bốn Xã cánh Nam Huyện Bình Chánh, là cửa ngõ giáp ranh nội thành Quận 8 có diện tích tự nhiên 1374ha đang trong quá trình đô thị hoá diện tích quy hoạch là 1081ha với 47 dự án đã và đang triển khai thực hiện. Địa bàn Xã Bình Hưng gồm có 5 ấp và 131 tổ nhân dân

XÃ BÌNH LỢI

Trụ sở : C4/125 ấp 3 xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TPHCM.Điện thoại : 8773300Diện tích : 19,070 km2, dân số 7232 người trong đó nữ 3556 người. Mật độ 144 người/ km2Phía Đông giáp xã Lê Minh Xuân ranh phân biệt là kênh Xáng dọc, kênh Xáng ngang.Phía Tây giáp : Đức Hòa, Long An ranh phân biệt là Kênh xáng nhỏ Phía Nam giáp Tân Nhựt ranh phân biệt kênh bà TỵBắc giáp Phạm Văn Hai ranh phân biệt Tỉnh lộ 10Trên địa bàn xã hiện có 31 cơ sở sản xuất nhỏ, 241 cơ sở thương mại và dịch vụ. Ngoài ra còn có các cơ quan y tế, giáo dục nhu : 01 trạm y tế, 01 trường THCS, 03 trường tiểu học, 01 trường mẩu giáo.Tại xã hiện có 1 ngôi chùa (Pháp Thành), 1 đình Gò XoàiQuá trình hình thành và phát triển của xã Cuối thế kỷ thứ 19 Bình lợi còn là vùng đất hoang sơ, hiểm trở, vắng dấu chân người, chỉ có cỏ dại, tràm chồi mọc um tùm ven các kênh rạch tự nhiên trong các đầm lầy, có cả những thú hoang dã sống trên mảnh đất ngập nước phèn chua mặn, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã bao lần đổi thay địa danh và địa giới hành chính như từ Tân Hoà, Đức Hòa Hạ, Thạnh Đức, đến Tân Bình, Tân Lợi rồi Bình Lợi.Từ nghững năm đầu thế kỷ 20 thực dân pháp đẩy mạnh quy mô và tốc độ khai thác thuộc địa để bù đắp cho những phí tổn của chiến tranh thế giới thứ nhất, diện mạo của vùng đất này bắt đầu thay đổi, các nhà sản xuất đầu tư vào đây bằng việc thầu bao chiếm đất đai, mở đường giao thông và đào một số kênh rạch để thuận tiện cho việc lưu chuyển hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là thơm và khoai mì. Tên Vườn Thơm chỉ chính thức bắt đầu khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 03/02/1930, đây là khu căn cứ địa cách mạng quan trọng nằm vị trí trung tâm của căn cứ kháng chiến nổi tiếng ở ngoại vi Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Qua nhiều thăng trầm lịch sử và sắp xếp địa giới hành chính cho phù hợp với qui mô sản xuất và mật độ dân cư tên gọi Bình Lợi có từ năm 1975, Bình Lợi được sát nhập từ hai xã Tân Bình và Tân Lợi, hai năm sau 1977 Bình Lợi được chia thành ba xã mới : Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai.Sau giải phóng 1975 người dân bắt tay vào khôi phục cải tạo vùng đất đã bị chiến tranh tàn phá, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành Phố, Huyện bằng việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản như: 100% các ấp đều có điện thắp sáng, xoá 100% cầu khỉ trên kênh rạch; Hầu hết các đường giao thông đều được rải sỏi, đặc biệt là tuyến đường Vườn thơm đã được nhựa hoá, đây là tuyến đường huyết mạch của xã. Trường trạm đã cơ bản hoàn thành làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Trong những năm trở lại đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình VAC đã mang lại hiệu quả làm thay đổi đời sống của người dân xã Bình Lợi, như mô hình nuôi cá, trồng dứa…Tóm lại, để có những thành quả đó phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũnh như sự nỗ lực không ngừng của CBCNV xã và người dân Bình Lợi, xã Bình Lợi chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển KT_XH đưa xã nhà ngày một đi lên theo xu thế chung

XÃ ĐA PHƯỚC

Trụ sở : D9/263A ấp 4 xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TPHCMĐiện thoạI : 37781002 Fax : 37780179Diện tích 16.091 km2, dân số 15.810 người trong đó nữ 7.841 người. Mật độ dân số 0,98 người /km2.Phía Đông giáp ranh huyện Nhà BèTây giáp xã Hưng LongNam giáp xã Qui Đức Bắc giáp xã Phong Phú.Trên địa bàn xã hiện có 29 cơ sở sản xuất nhỏ, 242 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 05 cơ quan về Y tế, giáo dục như: Trạm y tế, Trường cấp 2-3 Đa Phước, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, Trường mẫu giáo Ngọc Lan.Tại xã tọa lạc 4 ngôi chùa, 5 đình đền, 1 thánh thất.Quá trình hình thành và phát triển của xãĐịa danh Đa Phước là tên cũ của làng Đa Phước được triều đình Huế đời vua Tự Đức 1862 ban sắc dụ cho lập làng Đa Phước đến đầu thế kỷ 20 xã Đa Phước được thành lập trên cơ sở của làng Đa Phước, làng Phước Cơ, làng Phước Khánh, làng Tân Lạc, làng Tân Liêm. Năm 1954 đến 1975 xã Đa Phước được chia thành 7 ấp, sau 1975 còn lại 5 ấp. Năm 1945 dân số khoảng 2000 chuyên sống bằng nghề nông, không có trụ sở và cũng không có trường tiểu học chỉ có các lớp học đồng ấu mở tại nhà các thầy giáo làng sau 1954 có một trường tiểu học cũng tên Đa Phước. Đường giao thông quốc lộ 50 (trước 1975 gọi là liên tỉnh lộ 50) hệ thống đường làng chủ yếu là đường làng chủ yếu là đường đất đen mặt đường khoảng 2m. Sau 1975 trường tiểu học Đa Phước được đầu tư xây dựng lớn hơn và thành lập trường cấp 2-3 Đa Phước, trường tiểu học được xây dựng thêm nhiều cơ sở ở các ấp, có một trạm y tế chủ yếu khám và phát thuốc các loại bệnh thông thường. 1980 hệ thống điện dân lập được hình thành ở 5 ấp nhưng điện rất yếu chỉ có một số hộ đầu nguồn sử dụng được và cũng chỉ các hộ khá giả mới đủ điều kiện gắn điện kế. Ở giai đoạn này xã cũng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chỉ có vài nhà máy xay lúa và hợp tác xã thương nghiệp rải rác có một số quán nước phục vụ thực phẩm và hàng tiêu dùng hàng ngày cho nhân dân.Năm 1990 xã chủ trương ngăn mặn để tăng năng suất lúa với hệ thống đê bao 12890m đă cải thiện cách đồng phía đông ngập mặn thành cánh đồng sản xuất lúa 2 vụ. Năm 1997 huyện đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã với quy mô tương đối lớn, diện tích 627m2 trên 2900m2 đất. Từ 1998 đến nay chương trình điện khí hóa nông thôn đă phủ kín gần 97% địa bàn xã các hộ dân đều được sử dụng điện sinh hoạt và 90% hộ có phương tiện nghe nhìn và xe gắn máy các loại. Từ năm 1995 chương trình nước sạch của UNICEP đến nay toàn xã đă có giếng khoan phục vụ nước sạch cho nhân dân. Đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp mở rộng mặt bằng 4m trải sỏi đỏ và đá dăm 3027m đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển, trải nhựa tuyến đường Đa Phước và liên ấp 4-5 dài 6040m các tuyến còn lại mặt bằng 3m đều được trải sỏi đỏ. Năm 2004 xã được đầu tư 1 tỉ 800 triệu xây dựng trạm y tế quy mô lớn và xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trân quy mô đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện chương trình XĐGN đến nay cơ bản xã không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo theo chuẩn mới 6.000.000đ/người/năm, xã cơ bản không còn nhà dột nát, một số hộ xây nhà cấp 3, toàn xã 95% nhà ngói và nhà tole. Tuy nhiên số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn rất ít chỉ 7 cơ sở có số công nhân trên 100 còn lại cơ sở nhỏ mang tính gia đình. Bộ mặt Đa Phước nhìn chung đến nay đại bộ phận nhân dân còn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa mạnh. Cho đến nay Đa Phước chưa được đầu tư mộ dự án nào về phát triển kinh tế xã hội.

XÃ HƯNG LONG

rụ sở: C1/30 ấp 3 xã Hưng Long huyện Bình Chánh.Điện thoại : 7691060Diện tích 1301 ha, dân số 14270 người. Mật độ dân số 911 người/km2Phía Đông giáp ranh xã Qui Đức, Đa Phước ranh phân biệt là rạch ông Đội và sông Cần Giuộc.Phía Tây giáp xã Tân Quý Tây, An Phú Tây ranh phân biệt là đê bao Rạch Già Phía Nam giáp tỉnh Long An ranh phân biệt là cột mốc địa giới hành chính.Phía Bắc giáp sông Cần Giuộc.Xã 57 cơ sở sản xuất, 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ.Ngoài ra còn có 02 giếng nước công nghiệp.Trên địa bàn xã có có 1 trạm y tế xã, 1 trường trung học cơ sở, 5 trường tiểu học, 7 trường mẫu giáo Tại xã tọa lạc 08 ngôi chùa gồm chùa Pháp Hải, Pháp Liên, Phổ Quang, Pháp Chơn, Pháp Vương, Phổ Minh, Pháp Hoằng, Long Phước.Tọa lạc 4 ngôi đình gồm Bình Giao, Tân Liễu, Đình Chánh, Hậu Mỹ.Quá trình hình thành và phát triển của xãNằm ở vị trí cánh Tây Nam Thành phố và phía Nam huyện Bình Chánh, xã Hưng Long vốn giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Theo Đảng từ những năm 1930 dưới sự dẫn dắt tài tình của Đảng liên tục trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh ác liệt huy sinh, thử thách, xã Hưng Long đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Là địa bàn giáp danh then chốt giữa lực lượng ta và địch Hưng Long là bàn đạp, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng Cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè và Đông Nam Long An từ đó tiến công vào đầu não địch Sài Gòn. Với những trận tập kích mang dấu ấn lịch sử như trên tập kích chiến lược xuân Mậu Thân (1968 ). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Hưng Long là nơi tập kết cho các đơn vị đại quân ta từ đây làm “Mũi kiếm xuyên thẳng vào yết hầu của kẻ thù ” .Là địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng trải qua 2 thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng CSVN quân và dân xã Hưng Long cùng với lực lượng cách mạng đứng trên địa bàn xã đã anh hùng chiến đấu lập nhiều chiến công oanh liệt với những trận đánh đi vào lịch sử truyền thống đấu tranh của địa phương như trận Rạch Già (1948) những trận chiến khu vực sông quán cơm trạm xá tiến phương (ấp 1). Với những thành tích đó năm 1994 quân và dân xã Hưng Long đã vinh dự được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.Sau giải phóng Đảng bộ chính quyền địa phương, nhân dân xã Hưng Long phát huy truyền thống yêu nước bắt tay vào lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp với những công trình điện, đường, trường, trạm được nâng cấp xây mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên một bước rõ rệt. Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực chủ động tham gia vào các phong trào xây dựng quê hương với tinh thần làm chủ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” đã và đang đi vào cuộc sống