Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

XÃ BÌNH LỢI

Trụ sở : C4/125 ấp 3 xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TPHCM.Điện thoại : 8773300Diện tích : 19,070 km2, dân số 7232 người trong đó nữ 3556 người. Mật độ 144 người/ km2Phía Đông giáp xã Lê Minh Xuân ranh phân biệt là kênh Xáng dọc, kênh Xáng ngang.Phía Tây giáp : Đức Hòa, Long An ranh phân biệt là Kênh xáng nhỏ Phía Nam giáp Tân Nhựt ranh phân biệt kênh bà TỵBắc giáp Phạm Văn Hai ranh phân biệt Tỉnh lộ 10Trên địa bàn xã hiện có 31 cơ sở sản xuất nhỏ, 241 cơ sở thương mại và dịch vụ. Ngoài ra còn có các cơ quan y tế, giáo dục nhu : 01 trạm y tế, 01 trường THCS, 03 trường tiểu học, 01 trường mẩu giáo.Tại xã hiện có 1 ngôi chùa (Pháp Thành), 1 đình Gò XoàiQuá trình hình thành và phát triển của xã Cuối thế kỷ thứ 19 Bình lợi còn là vùng đất hoang sơ, hiểm trở, vắng dấu chân người, chỉ có cỏ dại, tràm chồi mọc um tùm ven các kênh rạch tự nhiên trong các đầm lầy, có cả những thú hoang dã sống trên mảnh đất ngập nước phèn chua mặn, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã bao lần đổi thay địa danh và địa giới hành chính như từ Tân Hoà, Đức Hòa Hạ, Thạnh Đức, đến Tân Bình, Tân Lợi rồi Bình Lợi.Từ nghững năm đầu thế kỷ 20 thực dân pháp đẩy mạnh quy mô và tốc độ khai thác thuộc địa để bù đắp cho những phí tổn của chiến tranh thế giới thứ nhất, diện mạo của vùng đất này bắt đầu thay đổi, các nhà sản xuất đầu tư vào đây bằng việc thầu bao chiếm đất đai, mở đường giao thông và đào một số kênh rạch để thuận tiện cho việc lưu chuyển hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là thơm và khoai mì. Tên Vườn Thơm chỉ chính thức bắt đầu khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 03/02/1930, đây là khu căn cứ địa cách mạng quan trọng nằm vị trí trung tâm của căn cứ kháng chiến nổi tiếng ở ngoại vi Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Qua nhiều thăng trầm lịch sử và sắp xếp địa giới hành chính cho phù hợp với qui mô sản xuất và mật độ dân cư tên gọi Bình Lợi có từ năm 1975, Bình Lợi được sát nhập từ hai xã Tân Bình và Tân Lợi, hai năm sau 1977 Bình Lợi được chia thành ba xã mới : Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai.Sau giải phóng 1975 người dân bắt tay vào khôi phục cải tạo vùng đất đã bị chiến tranh tàn phá, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành Phố, Huyện bằng việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản như: 100% các ấp đều có điện thắp sáng, xoá 100% cầu khỉ trên kênh rạch; Hầu hết các đường giao thông đều được rải sỏi, đặc biệt là tuyến đường Vườn thơm đã được nhựa hoá, đây là tuyến đường huyết mạch của xã. Trường trạm đã cơ bản hoàn thành làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Trong những năm trở lại đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình VAC đã mang lại hiệu quả làm thay đổi đời sống của người dân xã Bình Lợi, như mô hình nuôi cá, trồng dứa…Tóm lại, để có những thành quả đó phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũnh như sự nỗ lực không ngừng của CBCNV xã và người dân Bình Lợi, xã Bình Lợi chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển KT_XH đưa xã nhà ngày một đi lên theo xu thế chung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét